Tổ chức nhân quyền Freedom House có trụ sở tại Washington (Mỹ) hôm 6/5 đã công bố báo cáo thường niên, đồng thời cũng đã đưa ra cảnh báo đối với thế giới dân chủ: Chế độ dân chủ ở các nước Trung Âu, Trung Á đang “trong quá trình tan chảy kinh người”, 3 quốc gia châu Âu trong đó có Hungary đã không còn là quốc gia dân chủ. Báo cáo chỉ ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang là kẻ đứng sau làm tan rã chế độ dân chủ các nước khác. 

13581867193 88c2338487 b
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán (Ảnh: Đảng Nhân dân châu Âu/ Flickr)

Ba nước châu Âu gồm cả Hungary không còn là quốc gia dân chủ

Trong báo cáo được Freedom House công bố hôm 6/5 có chỉ ra, do các nước dân chủ phương Tây đã giảm thiểu chú ý đến khu vực Trung Âu và Trung Á, cộng thêm sức ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga đang mở rộng, thể chế dân chủ của Trung Âu và Trung Á đang bị tan rã nhanh chóng. 

Báo cáo theo dõi cục diện chính trị của 29 nước Trung Âu và Trung Á, chỉ số dân chủ tại các khu vực này giảm xuống thấp nhất từ năm 1995 tới nay. 

Theo Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin, trả lời phỏng vấn hôm 6/5, ông Zselyke Csaky – tác giả bản báo cáo này, Chủ nhiệm nghiên cứu châu Âu và Âu Á của Freedom House, cho biết: “Bạn có thể bắt đầu coi năm nay là điểm chuyển ngoặt, hoặc là nước ấm luộc ếch đã đến thời điểm sôi. Chúng tôi có thời gian dài theo dõi những quốc gia này, so sánh với 10 năm trước, số lượng chính thể dân chủ của khu vực này đã giảm 1/3.”

Báo cáo chia chỉ số dân chủ làm 3 điểm: Dân chủ, chính quyền hỗn hợp và chính quyền độc tài. Hiện nay, quốc gia được coi là dân chủ chỉ còn sót lại 10 quốc gia, trong đó 3 quốc gia Serbia, Montenegro và Hungary – quốc gia từng được khen là “tiên phong dân chủ” hồi năm 2005, đều bị gạch tên khỏi danh sách “quốc gia dân chủ”. 

NIT2020 BIG4 FINAL
3 quốc gia Serbia, Montenegro và Hungary – quốc gia từng được khen là “tiên phong dân chủ” hồi năm 2005, đều bị gạch tên khỏi danh sách “quốc gia dân chủ”.

Ba chiến lược lớn của ĐCSTQ nhằm làm tan rã quốc gia có chế độ dân chủ

Báo cáo viết, so sánh với Nga, trong tham dự vào thế giới, ĐCSTQ tương đối ít “đối kháng trực tiếp”, mà là ngầm xuất khẩu tư tưởng chuyên chế độc tài ra nước ngoài, thực thi “ảnh hưởng ngầm một cách vô tri vô giác” đến chế độ dân chủ từ Trung Âu cho đến Trung Á. 

Ông Zselyke Csaky chia sẻ với RFA rằng, ĐCSTQ thông qua 3 chiến lược lớn, lần lượt là “Gia tăng hệ thống giám sát điện tử”, “Kiểm soát truyền thông và thao túng dư luận”, “Ngoại giao nợ” để làm suy yếu giám sát dân chủ, độ minh bạch của chính phủ và suy yếu nền pháp trị. Những “quốc gia chuyển hình” (nations in transit – quốc gia trong quá trình chuyển đổi mô hình chế độ) xuất hiện sau khi Liên Xô tan rã này, phần lớn đang kiến lập cơ chế dân chủ, còn ĐCSTQ lại mượn đó để làm cho kẻ độc tài và chính phủ chuyên chế giữ được thời gian chấp chính dài hơn. 

ĐCSTQ xuất khẩu hệ thống giám sát

Báo cáo này nhắc đến ĐCSTQ xuất khẩu công nghệ giám sát. Công ty Huawei có quan hệ mật thiết với Chính phủ ĐCSTQ ký kết “Thỏa thuận thành phố an toàn” với 10 chính phủ trong số 29 quốc gia chuyển hình này. 

Báo cáo nói, Tajikistan và Uzbekistan đã lắp đặt khoảng 1.000 camera tại các nơi công cộng để giám sát nhất cử nhất động của người dân. Serbia sử dụng hệ thống nhận dạng khuôn mặt và  biển số xe của Huawei. Những người thực thi pháp luật tại các quốc gia này thậm chí còn tổ chức diễn tập liên hợp với Trung Quốc, diễn tập làm thế nào để “chế phục phần tử khủng bố”.

Báo cáo nói, những hợp tác này khiến cho ngoại giới lo lắng, sự tiếp xúc chặt chẽ giữa ĐCSTQ và các quốc gia này sẽ củng cố địa vị của người lãnh đạo độc tài, dẫn đến đàn áp và suy yếu xã hội công dân. 

ĐCSTQ xuất khẩu kiểm soát dư luận và ngoại giao nợ

Báo cáo nói, ĐCSTQ tiếp tục mở rộng sức ảnh hưởng đối với truyền thông tại khu vực này, chủ yếu là vận dụng 3 sách lược: Tuyên truyền những luận điệu có lợi cho chính quyền ĐCSTQ, áp chế những ngôn luận có tính phê phán, và thu mua lại truyền thông. 

Trong báo cáo lấy ví dụ về Petr Kellner – người giàu nhất Cộng hòa Séc, công ty tín dụng cá nhân mà ông sở hữu năm ngoái bị truyền thông tiết lộ bí mật tài trợ cho một cơ quan truyền thông quan hệ công chúng, mua chuộc lượng lớn những người nổi tiếng của Séc để truyền bá ngôn luận thân ĐCSTQ. 

Ngoài ra, “ngoại giao nợ” của ĐCSTQ  cũng khiến cho các nhà nghiên cứu lo lắng. Báo cáo nói, ĐCSTQ cung cấp cho các nước này các khoản vay có tiêu chuẩn nới lỏng hơn so với châu Âu. Hiện tại, nợ nước ngoài của Tajikistan, Cộng hòa Montenegro và Cộng hòa Bắc Macedonia lần lượt có 41%, 39% và 20% là đến từ Trung Quốc.

Chủ tịch của Freedom House, ông Michael J.Abramowitz kêu gọi, “Hiện là lúc mà các nhà lãnh đạo châu Âu ra sức đề xướng giá trị tự do nên đứng ra, đang lúc trong nguy cơ này, Mỹ cũng có thể phát huy vai trò quan trọng, điều chỉnh lại chính sách ngoại giao bảo vệ giá trị quan của dân chủ.”

Trí Đạt

Xem thêm: