Sau ba tuần kiểm phiếu lại, bang Georgia đã chứng thực kết quả bầu cử 2020. Tuy nhiên, hôm thứ Năm (17/12), Bộ trưởng Nội vụ Georgia, ông Brad Raffensperger đã đổi ý và loan báo sẽ tiến hành đối chiếu chữ ký của các lá phiếu vắng mặt trên tất cả 159 hạt của bang này.

Embed from Getty Images

Chiến dịch tái cử của Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố có gian lận bầu cử tại bang Georgia và từ ngay sau Ngày Bầu cử 3/11, đã yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Brad Raffensperger ra lệnh kiểm phiếu lại có kèm đối chiếu chữ ký, nhưng Georgia chỉ đếm phiếu lại mà không đối chiếu chữ ký.

Văn phòng Bộ Nội vụ Georgia hôm thứ Năm (17/12) đã phát đi thông cáo báo chí cho hay: “Bộ trưởng Nội vụ Brad Raffensperger tuần này đã thông báo rằng Văn phòng Bộ Nội vụ sẽ hợp tác với Đại học Georgia về việc đánh giá lại sự phù hợp chữ ký [trên phiếu bầu] trên toàn bang”.

Văn phòng Bộ Nội vụ Georgia cho biết việc hợp tác với Đại học Georgia là nỗ lực để tái thiết lập niềm tin vào tiến trình bầu cử của bang.

Sự hợp tác này sẽ truyền niềm tin vào hệ thống bỏ phiếu vắng mặt của bang Georgia trong các cuộc bầu cử tương lai”, thông cáo báo chí của Bộ Nội vụ Georgia viết.

Cũng theo thông cáo trên, Trường Đại học Georgia sẽ hợp tác với văn phòng Bộ Nội vụ để phân tích mẫu ngẫu nhiên của các chữ ký lấy từ các phiếu bầu qua thư trong cuộc bầu cử vừa qua tại mỗi hạt trên toàn bang. Hoạt động rà soát chữ ký này dự kiến sẽ được hoàn thành trong hai tuần.

Thông cáo báo chí dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Raffensperger cho hay: “Chúng tôi tự tin rằng các cuộc bầu cử tại Georgia là an toàn, đáng tin cậy và thành công”.

Bất chấp những đơn kiện không có hồi kết và những cáo buộc ngông cuồng từ những đối tượng tại Washington DC, chúng tôi chưa thấy bất kỳ chứng cứ thực sự nào về gian lận cử tri trên diện rộng, dù vậy chúng tôi vẫn đang điều tra tất cả các báo cáo đáng tin cậy. Hơn nữa, chúng tôi mong chờ làm việc cùng Đại học Georgia về hoạt động rà soát sự tương thích chữ ký để truyền thêm niềm tin vào các hệ thống bầu cử của Georgia”, ông Raffensperger nói thêm.

Theo Washington Times, bang Georgia hiện đang tiến hành kiểm tra chữ ký của tất cả phiếu bầu qua thư trên toàn Hạt Cobb, ngoại ô thành phố Atlanta. Cục Điều tra tại Georgia đang giúp đỡ thực hiện công việc này.

Washington Times dẫn lời ông Jordan Fuchs, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Georgia, cho biết: “Chiến dịch Trump đã cáo buộc rằng Hạt Cobb không thực hiện đối chiếu chữ ký một cách phù hợp trong tháng Sáu. Sau khi kiểm tra phiếu bầu trên tòa hạt này, chúng tôi sẽ kiểm tra trên toàn bang. Chúng tôi sẽ kiểm tra toàn bộ cuộc bầu cử này để đảm bảo chắc chắn việc đối chiếu chữ ký đã được thực hiện hợp lệ”.

Tổng thống Trump đã đang cáo buộc nhiều bang chiến trường – trong đó có bang Georgia – về gian lận cử tri trên diện rộng liên quan đến số lượng lớn các phiếu bầu qua thư.

Thống đốc và Ủy ban Bầu cử Georgia đã xác thực kết quả bầu cử của bang này với chiến thắng thuộc về ứng viên Joe Biden, chênh lệch phiếu bầu là 0,2% (11.779 phiếu).

Hôm 14/12, các cử tri đoàn của 50 bang và Đặc khu Columbia – trong đó có 16 địa cử tri của bang Georgia – đã bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ.

Mặc dù các kênh truyền thông lớn thiên tả đồng loạt đưa tin rằng cuộc bỏ phiếu đại cử tri hôm thứ Hai đã chứng nhận ông Biden thắng, nhưng nhiều chính trị gia cấp cao của Mỹ, các chuyên gia bình luận thời sự v.v… đều tuyên bố rằng, ngày 14/12, ‘đại cử tri thay thế’ – các cử tri của Đảng Cộng hòa – của 7 bang (trong đó có Georgia) cũng tiến hành bỏ phiếu và họ bầu cho Tổng thống Trump. Động thái này đã gây ra một tình huống là có hai bộ phiếu bầu của đại cử tri hiếm gặp trong cuộc bầu cử tổng thống lần này.

Trước khi Cử tri đoàn nhóm họp, với số phiếu đại cử tri ở 44 bang được xác định và không có tranh chấp, Tổng thống Trump đã dẫn trước ông Biden 232 – 227. Sáu bang chiến trường còn lại là Wisconsin (10 phiếu), Michigan (16 phiếu), Pennsylvania (20 phiếu), Georgia (16 phiếu), Arizona (11 phiếu) và Nevada (6 phiếu), tổng cộng 79 phiếu đại cử tri. Ngoài 6 bang chiến trường ra, còn có bang New Mexico (5 phiếu), các đại cử tri Đảng Cộng hòa cũng tiến hành bỏ phiếu ủng hộ ông Trump, từ đó khiến Tổng thống Trump có thể có 316 phiếu bầu.

Các phương tiện truyền thông lớn thiên tả và các chuyên gia luôn nhấn mạnh rằng sau khi các cử tri bỏ phiếu, kết quả không thể thay đổi. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu ‘đại cử tri thay thế’ đã duy trì sự khả thi của cuộc chiến pháp lý và thách thức kết quả vẫn đang diễn ra. Nói một cách khác, nó nhằm bảo vệ “biện pháp khắc phục” (remedy) trong trường hợp kết quả phiếu đầu đại cử tri bị đảo ngược trong cuộc chiến thách thức kết quả từ đây cho đến ngày 6/1 hoặc có thể kéo dài đến 20/1.

Vào ngày 6/1/2021, Hạ viện và Thượng viện sẽ cùng họp để kiểm phiếu đại cử tri được gửi đến từ 50 bang và Đặc khu Columbia, nơi đặt thủ đô Washington DC.

Trong phiên họp Quốc hội hỗn hợp hôm 6/1, các nhà lập pháp có thể đệ trình phản đối các phiếu đại cử tri. Những phản đối này phải được gửi bằng văn bản và ít nhất có một Dân biểu và một Thượng nghị sĩ ký tên. Nếu điều đó xảy ra, các nhà lập pháp tại hai viện sẽ tổ chức họp riêng để đánh giá các lý lẽ của đơn phản đối hoặc nhiều đơn phản đối.

Hai viện sau đó sẽ bỏ phiếu riêng rẽ về kiến nghị phản đối phiếu cử tri đoàn. Nếu đa số trong mỗi viện bỏ phiếu ủng hộ phản đối, thì kiến nghị phản đối có hiệu lực và các phiếu đại cử tri bị vô hiệu hóa.

Như Ngọc

Xem thêm: