Mỹ, Vương quốc Anh, Canada và Úc đã đưa ra một tuyên bố chung thể hiện “đặc biệt quan ngại” về vụ bắt giữ hàng loạt nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông. Theo tờ The Times của Anh, các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Bảo thủ cầm quyền Anh đã gây áp lực lên Thủ tướng Johnson, yêu cầu ông có lập trường cứng rắn hơn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về việc họ tiếp tục vi phạm nhân quyền đầy bạo ngược.

Patten
Cựu chủ tịch Đảng Bảo thủ, ông Patten (Ảnh: wikipedia)

Thứ Tư tuần trước (6/1), Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ (Conservative Human Rights Commission) của Anh đã công bố báo cáo lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh về hàng loạt vi phạm nhân quyền: giám sát, tra tấn, bức cung, bắt cóc mất tích, giam giữ tra tấn, và nô dịch; đặc biệt là sự áp bức đối với các nhóm người thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ.

Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông và cựu chủ tịch Đảng Bảo thủ, ông Patten nhấn mạnh rằng, ĐCSTQ đã không ngừng nỗ lực trấn áp các phe đối lập và xây dựng một hệ thống vượt xa những gì nhà văn George Orwell (tác giả của “1984 của Orwell: Cẩm nang 6 bước cai trị dành cho các nhà độc tài” và “Trại súc vật”) đã tưởng tượng; đồng thời cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh Malcolm Rifkind cũng chỉ ra rằng tình hình nhân quyền ở Trung Quốc được ghi trong báo cáo là đáng buồn và đáng lo ngại, Bộ Ngoại giao các nước và người dân Trung Quốc nên đọc bản báo cáo này.

Ông William Hague, người từng là lãnh đạo Đảng Bảo thủ, nói rằng báo cáo có đầy đủ bằng chứng cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc thực sự đang vi phạm nhân quyền, thẳng thắn cho rằng sau này trong quan hệ với Bắc Kinh phải tính đến điều này: “Chúng ta phải lên án tất cả những hành vi lạm dụng kiểu này trên thế giới, tất nhiên Trung Quốc (ĐCSTQ) không phải ngoại lệ. Dù tương lai chúng ta giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc thế nào, điều quan trọng nhất là phải nhận thức vấn đề này một cách triệt để.”

Mặc dù Thủ tướng Anh Johnson cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G của Anh, nhưng cũng từng chống lại áp lực trừng phạt ĐCSTQ từ trong Đảng. Cựu thứ trưởng phụ trách giao thông của Anh, ông Nus Ghani đã viết trên tờ The Times rằng nước Anh không nên hạ thấp giá trị của mình sau Brexit, đồng thời kêu gọi giới chức Anh không chỉ xem xét các lợi ích kinh tế. Ông nhận định: “Chúng tôi phải thực thi trách nhiệm thiêng liêng của mình khi đàm phán hiệp định thương mại với các nước khác, đó là khi đàm phán với các nước liên quan đến tội ác diệt chủng, không thể cho phép kinh tế đứng trên đạo đức. Nước Anh không thể là đồng phạm của các nhà cầm quyền liên quan đến tội ác diệt chủng tồi tệ”.

Hiện nay ông Ghani đang thúc đẩy một đạo luật liên quan đến thương mại, chủ yếu trao cho tòa án Anh quyền quyết định liệu một nước có phạm tội diệt chủng hay không, những người ủng hộ hy vọng trong tương lai chính quyền có thể sử dụng thương mại như một biện pháp trừng phạt. Ông Ghani nhấn mạnh thêm rằng Brexit không phải để theo đuổi chủ nghĩa biệt lập mà nhằm phát huy vai trò trong dẫn dắt trật tự toàn cầu, thay vì cho phép EU thiết lập các giá trị cho nước Anh.

Nhà lãnh đạo Brexit: Bước tiếp theo là “thoát Trung”

Trong một thông tin từ Công ty Phát thanh truyền hình Anh (BBC) cho hay, kể từ Brexit, chính trị gia Nigel Farage thúc đẩy Brexit đã nhiều lần công khai lên án rằng nhà cầm quyền Bắc Kinh gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với độc lập, lối sống và tự do của Anh. Ông Farage đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ chính trị tiếp theo của ông từ năm 2021 là đảm bảo để Anh không còn phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Ông cho biết thêm khi công chúng Anh đang phải hứng chịu đau khổ do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán xuất phát từ Trung Quốc thì nhà cầm quyền Bắc Kinh lại thúc đẩy mạnh hơn việc kiểm soát thế giới, bóp nghẹt nền dân chủ của Hồng Kông và cướp bóc tài nguyên của châu Phi.

Hơn 62% người dân Đức không tin tưởng ĐCSTQ

Theo một thông tin từ Deutsche Welle, vào tháng 9/2020 có một nhóm học giả từ nhiều nước đã tổ chức khảo sát người dân ở 13 nước châu Âu thông qua bảng câu hỏi, qua đó kết quả cho thấy hơn 46% người Đức tin rằng quan điểm của họ về Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở nên tiêu cực hơn trong ba năm qua; chỉ 13% số người cho biết ấn tượng của họ về Trung Quốc (ĐCSTQ) có cải thiện. Riêng về người Đức, có 62,5% số người cảm giác không tin tưởng vào Trung Quốc (ĐCSTQ).

Khảo sát bảng câu hỏi này được thực hiện tại 13 nước châu Âu, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Ý, Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha, Ba Lan, Latvia, Serbia và Slovakia. Chủ đề là “Quan điểm của người châu Âu về Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời kỳ viêm phổi Vũ Hán”.

Trong số 13 nước tham gia bảng câu hỏi thì có đến 10 nước mà người dân nhận thức tiêu cực rõ ràng về Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là ở các nước Tây Âu và Bắc Âu. Nhìn nhận tiêu cực hơn về Trung Quốc (ĐCSTQ) đặc biệt là ở Đức, Pháp, Anh và Cộng hòa Séc.

Vương Quân, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: