Trung Quốc đang không ngừng gia tăng ảnh hưởng ở nước ngoài, chủ yếu lên những nước nhận được đầu tư của họ. Các chuyên gia của Mỹ, Úc, New Zealand và Đức đã đặt câu hỏi về mức độ can thiệp của ĐCSTQ đối với nước họ.

tiananmen square 654627 1280
Các nước phương Tây đang ngày càng cảnh giác với sức ảnh hưởng của Trung Quốc (Ảnh: Jefan/Pixabay)

Hãng tin CNBC đưa tin, thứ Tư tuần trước Ủy ban về Trung Quốc của Quốc hội Mỹ (CECC) đã tổ chức một cuộc điều trần về ý đồ gia tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc. Đầu tháng này, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã có “Báo cáo về ảnh hưởng của Trung Quốc gây bất an”, và cho ra đời đạo luật mới cấm giới chính trị nhận hỗ trợ tài chính nước ngoài, yêu cầu người đại diện chính phủ nước ngoài phải đăng ký.

Đồng thời, các chuyên gia an ninh New Zealand cũng cảnh báo Thủ tướng Alden (Alden Ehrenreich) rằng, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng tìm kiếm thông tin công khai và riêng tư nhạy cảm. Tại Đức, gần đây các quan chức tình báo Đức cũng lên tiếng nhắc nhở việc gián điệp Trung Quốc sử dụng LinkedIn để theo dõi các chính trị gia Đức.

Đa số các chuyên gia cho rằng ĐCSTQ lợi dụng giáo dục, gián điệp, hỗ trợ tài chính cho hoạt động chính trị và lợi dụng quan hệ để có tiếng nói mạnh hơn trong quyết sách của các chính phủ phương Tây. Điều này có thể dẫn đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng căng thẳng hơn.

Các quỹ tài chính của ĐCSTQ tỏa ra khắp thế giới thông qua các khoản cho vay, mua bán, trao đổi tiền tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các dự án cơ sở hạ tầng. ĐCSTQ đã trở thành nhà cung cấp vốn lớn nhất trên thế giới.

Tại buổi thu thập ý kiến của CECC, chủ tịch Quỹ Dân chủ Quốc gia Mỹ Shanthi Kalathil cho biết, ĐCSTQ chi hàng tỷ đô la “gây ảnh hưởng đến chuẩn mực và thái độ của các nước khác thông qua xây dựng mối quan hệ cá nhân, cơ sở văn hóa giáo dục và trung tâm chính sách”. Mạng lưới liên lạc phức tạp này do Mặt trận Thống nhất phụ trách.

Viện Khổng Tử là một trong những công cụ xâm nhập các nước phương Tây, đó là chi nhánh của Chính phủ Trung Quốc. Do thiếu minh bạch và tự kiểm duyệt đối với các vấn đề Trung Quốc nên đã gây tranh luận ở phương Tây.

Tại buổi điều trần CECC, Glenn Tiffert, học giả danh dự tại Viện Hoover Đại học Stanford cho rằng Viện Khổng Tử là công cụ tốt nhất để chính phủ Trung Quốc thâm nhập vào lĩnh vực giáo dục Mỹ.

4
Glenn Tiffert

Theo Tifford, ĐCSTQ cũng giám sát các học giả nước ngoài. “Chúng tôi thường xuyên bị phần mềm độc hại, phần mềm tấn công giả mạo và các tài khoản xã hội giả mạo theo dõi, mục đích của họ là gây tổn hại cho an ninh thông tin của chúng tôi và người quan hệ của chúng tôi ở Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, các đồng nghiệp Trung Quốc của chúng tôi cũng bị khống chế, bị cản trở còn nặng nề hơn.”

Tại Úc cũng có những lo ngại tương tự.

Vào tháng Mười, Giám đốc tình báo nội địa của Úc cảnh báo, Canberra phải có nhận thức rõ đối với  can thiệp của nước ngoài trong các trường đại học.

“An ninh Cộng sản Trung Quốc theo dõi công dân Trung Quốc (ở nước ngoài), trong đó có các hoạt động của sinh viên, thậm chí cảnh báo họ không nên chỉ trích Bắc Kinh nếu không muốn gây tổn thương cho người thân của họ ở trong nước.” Joshua Kurlantzick, nghiên cứu viên cao cấp Đông Nam Á của Ủy ban Quan hệ đối ngoại đã viết trong báo cáo.

Tại New Zealand, quan hệ giữa chính trị gia trong nước và Bắc Kinh cũng là vấn đề lo lắng. Dương Kiện (Yang Jian), một thành viên của Quốc hội đã bị phơi bày từng làm việc cho Đại học Ngoại ngữ Lạc Dương, đây là một trường quân sự của Trung Quốc.

Giáo sư Anne-Marie Brady thuộc Đại học Canterbury Brady cảnh báo, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích người Trung Quốc ở nước ngoài tham gia vào chính trị, hỗ trợ các nhóm lợi ích của ĐCSTQ ở nước ngoài, một trong số các tổ chức đó là Hiệp hội Thúc đẩy hòa bình thống nhất Trung Quốc chi nhánh New Zealand. Brady cho rằng tổ chức này “tham gia vào nhiều mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, trong đó có bỏ phiếu tập thể và gây quỹ cho ứng cử viên chính trị người Hoa”.

Tuyết Mai

Xem thêm: