Liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ của Chính phủ Mỹ thời ông Biden, các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã nói hàng ngàn lời. Về cơ bản, họ cho rằng Hội nghị là lời kêu gọi đoàn kết chống lại Trung Quốc và Nga, cho nên mời Đài Loan mà không mời Trung Quốc và Nga tham gia. Các hãng tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc cũng đăng hàng chục ngàn chữ trong các bài viết lên án Mỹ. Sau bài phát biểu của ông Tổng thống Mỹ Biden vào ngày 9/12 và người cộng sự là bà Harris thúc đẩy dự luật bầu cử mới của Mỹ (một biến thể của Luật Nhân dân), các hãng truyền thông lớn nhận thấy phỏng đoán mà ban đầu họ nhiệt tình khẳng định trở nên trống rỗng, đành vội chuyển tiếp phát biểu của ông Biden một cách miễn cưỡng. Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ thực sự là một bài kiểm tra lớn về chỉ số IQ và EQ của các chính phủ cánh tả và các hãng truyền thông trên khắp thế giới.

(Bài viết của nhà kinh tế học người gốc Hoa tại Mỹ, bà Hà Thanh Liên – He Qinglian, thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)

Embed from Getty Images

Ngày 9/12/2021, ông Biden tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ (Nguồn: Chip Somodevilla / Getty).

Mục đích thúc đẩy “nền dân chủ Mỹ sau năm 2020”

Vào ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Biden, sau khi xem 2 bài phát biểu của ông Biden và bà Harris, tôi đã tweet:

Mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Biden, thế giới tưởng là để đối phó với Trung Quốc và Nga, nhưng đã nhầm. Xét từ trọng tâm của cuộc họp ngày đầu tiên, hóa ra Biden đang làm sạch cho cuộc bầu cử đánh cắp của ông ấy. Cơ sở là hai điểm:

  1. Trong bài phát biểu, ông Biden nhấn mạnh các vấn đề chính trong kinh nghiệm của Đảng Dân chủ là sự cần thiết phải chi tiền để thúc đẩy tính liêm chính và ứng dụng công nghệ trong bầu cử (thực tế là việc sử dụng phổ biến máy bầu cử Dominion), và chống tham nhũng;
  2. Tại cuộc họp, bà Harris kêu gọi việc thông qua luật bỏ phiếu mới theo mô hình H.R.1 của Mỹ.

Sau khi công bố dòng tweet này, tôi đã tìm kiếm trên các hãng truyền thông tiếng Trung và tiếng Anh ở Mỹ, và nhận thấy một hiện tượng thú vị: Các hãng truyền thông cánh tả ở Mỹ, bất kể tiếng Trung hay tiếng Anh, chủ yếu nhấn mạnh chủ đề chống tham nhũng của Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ, còn đối với đưa tin việc thúc đẩy nền dân chủ kiểu Mỹ sau năm 2020 thì thậm chí không đề cập đến chủ đề bài phát biểu của bà Harris (yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật bầu cử mới với việc “đóng gói” chống cưỡng ép cử tri).

Chủ đề thực sự trong bài phát biểu của ông Biden là vấn đề ông ấy nhấn mạnh thúc đẩy “Sáng kiến ​​của Tổng thống về Đổi mới Dân chủ” (Presidential Initiative for Democratic Renewal), theo đó dự kiến ​​trong năm tới đầu tư 424 triệu đô la Mỹ vào 5 lĩnh vực, bao gồm: truyền thông tự do và độc lập, chống tham nhũng, ủng hộ những nhà cải cách dân chủ, thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong bảo vệ dân chủ, và bảo đảm thủ tục chính trị bầu cử tự do và công bằng.

Trong bảo đảm thủ tục chính trị bầu cử tự do và công bằng, ông Biden chủ trương tăng cường tính liêm chính trong bầu cử, cố gắng thúc đẩy các cách mới để bảo vệ bầu cử dân chủ. Quan trọng nhất là bài phát biểu đã tạo nên âm hưởng cho hội nghị, ông Biden cũng nhấn mạnh rằng Mỹ nên làm gương đi đầu với ngụ ý: Mỹ vẫn là nhà lãnh đạo thực sự của thế giới, và tất cả các nước được mời tiếp tục đi theo Mỹ.

Tôi đã trải qua cuộc bầu cử năm 2020 và thấy vô số sự thật về việc đánh cắp bầu cử. Các hãng truyền thông cánh tả thậm chí còn phô trương thành tích của họ dưới danh nghĩa bảo vệ nền dân chủ, chẳng hạn như “Lịch sử bí mật của bầu cử giả hiệu” trên Tạp chí Time vào ngày 6/2 năm nay. Vì thế mà khi nghe ông Biden thốt ra từ “bầu cử liêm chính” tôi cảm thấy buồn cười. Trong một bài phát biểu qua video có phối hợp của ông Biden và bà Harris, họ không ngần ngại sử dụng Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ – một diễn đàn chính trị quốc tế tạm thời – để lên án việc lập pháp của Đảng Cộng hòa tập trung vào xác minh ID cử tri là “đàn áp cử tri”, qua đó kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua luật bầu cử của Đảng Dân chủ: “Dự luật Vì Nhân dân” dựa trên Đạo luật 2019-H·R·1. Dự luật này nhằm phá hoại truyền thống bầu cử “mỗi người một phiếu” của Mỹ, nội dung chính là bãi bỏ nhiều quy định mới như kiểm tra ID cử tri, 16 tuổi có thể đi bầu, bỏ phiếu sớm và gửi hàng loạt phiếu bầu qua thư, khôi phục quyền biểu quyết đối với các trọng tội. Dự luật này không chỉ liên tục bị Đảng Cộng hòa của Mỹ và một số hãng truyền thông (ngoại trừ CNN và New York Times) chỉ trích là lật đổ Hiến pháp Mỹ với mục tiêu đưa Đảng Dân chủ nắm quyền vĩnh viễn, còn bị Thượng nghị sĩ Dân chủ Manchin chỉ trích trên tờ Charleston Gazette-Mail vào tháng 6 năm nay là lập pháp bầu cử vì lợi ích đảng phái. Ông Manchin nói rõ: “Tôi tin rằng lập pháp bầu cử vì đảng phái sẽ phá hủy nền dân chủ ngày càng yếu kém của chúng ta, vì vậy tôi sẽ bỏ phiếu chống lại ‘Dự luật Vì Nhân dân’”.

Vì đâu có Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ?

Tại sao 2 nhà lãnh của Mỹ này lại quảng cáo “hàng hóa” riêng của Đảng Dân chủ tại Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ? Đây là lý do tại sao họ sử dụng các đồng minh để chỉ trích Trump, phóng đại việc ông Trump không phù hợp để trở thành tổng thống Mỹ.

Thành tích của Nhà Trắng trong năm nay quá kém: an ninh xã hội xuống cấp nhanh chóng, lạm phát lên tới mức cao nhất trong 30 năm, hơn 20 thành phố lớn do Đảng Dân chủ quản lý như San Francisco, New York, Los Angeles, Chicago… đã trở thành “thánh địa” mua hàng không đồng [của người da đen], những thành phố này khó tránh thành nơi lợi dụng trong dịp Lễ Tạ ơn. Sự bất mãn của người Mỹ đối với họ đang tăng lên nhanh chóng.

Sự không hài lòng này còn thể hiện ở việc chất vấn cuộc bầu cử. Trong một cuộc thăm dò do Báo cáo Rasmussen thực hiện vào ngày 11/10, 56% số người được hỏi nói rằng “gian lận có khả năng ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020”. Có một sự gia tăng đáng kể so với tháng 4 khi 51% cho rằng “Cuộc bầu cử đã bị ảnh hưởng bởi gian lận”. Thời kỳ này là lúc Đảng Dân chủ cố gắng thông qua “cải cách bầu cử tự do” và ngăn chặn cải cách bỏ phiếu yêu cầu xác minh ID của Đảng Cộng hòa.

Đồng thời lần lượt có đến 12 dân biểu cấp cao của Đảng Dân chủ tuyên bố không tái tranh cử nữa. Sau khi Đảng Dân chủ ở Virginia bảo vệ cho những kẻ có vấn đề giới tính đã cưỡng hiếp các bé gái trong phòng tắm nữ của trường trung học Stone Bridge ở bang này, nhiều phụ huynh vốn ủng hộ Đảng Dân chủ đã vì lo lắng cho sự an toàn của con em họ nên đã thay đổi quan điểm. Hệ quả là chức Thống đốc bang Virginia sau đó đã thuộc về Đảng Cộng hòa, đồng thời lần lượt 12 dân biểu Đảng Dân chủ tuyên bố sẽ không tái tranh cử vào năm tới. Trong đó gây chú ý nhất là quyết định của những người đã phục vụ trong Hạ viện hơn 30 năm: dân biểu David Price bang North Carolina và Mike Doyle bang Pennsylvania.

Trong trường hợp này, nếu các bang của Đảng Cộng hòa thực hiện luật tiểu bang xác minh danh tính của cử tri thì phe Dân chủ chắc chắn sẽ thua trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Trong tình hình cấp bách, Biden-Harris quyết định sử dụng Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ để thúc đẩy cải cách “bầu cử liêm chính” mong nhận được sự ủng hộ của phe dân chủ chống lại chính sách xác định danh tính cử tri của phe Cộng hòa, để sau đó buộc Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật cải cách bầu cử mở rộng lá phiếu của phe Dân chủ. Đây là mục đích thực sự của bài phát biểu chung của Biden-Harris tại Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ.

Nền chính trị thế giới ngày nay không có kẻ khờ, chỉ có kẻ giả khờ

Cho đến nay, cánh tả nước Mỹ đã phá hoại nước Mỹ như thế, nhưng vì vị thế lâu nay của nước Mỹ trong vai trò là “ông chủ” thế giới. Vì lý do này mà bất chấp gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ, chính phủ của tất cả các nước vẫn tuân theo các nguyên tắc ngoại giao để chúc mừng Chính phủ mới. Nhưng Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ thật là có chút xem thường IQ của lãnh đạo các nước tham dự khi nhắc lại vấn đề xác minh ID là đàn áp cử tri, ủng hộ các hành vi gian lận như bỏ phiếu qua bưu điện, thanh thiếu niên trên 16 tuổi được bỏ phiếu, và không xác minh ID cử tri là nhằm thúc đẩy bầu cử trung thực.

Hãy xem bài phát biểu của nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và Tổng thống Pháp Macron vào ngày 10/12, những người có tư duy bình thường là có thể hiểu rõ:

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Lein: “Mỗi nước dân chủ là độc nhất, nhưng điểm chung là có thể nói những gì bạn nghĩ. Hãy sử dụng lá phiếu để thay đổi mọi thứ, đó là quyền lực của công dân không thể bị tước đoạt được cấu thành bởi cơ chế cân bằng.”

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel: “Không có hai nền dân chủ nào giống nhau… Ngày nay, nền dân chủ và cuộc sống của công dân chúng ta được xác định rõ hơn bao giờ hết bởi chuyển đổi kỹ thuật số. Sự chuyển đổi này không chỉ mang lại cho các nền dân chủ của chúng ta cơ hội lớn, cũng gây ra những rủi ro”.

Tổng thống Pháp Macron: “Nếu có nhiều con đường dẫn đến dân chủ,… tôi nghĩ chúng ta có trách nhiệm giúp các đối tác của mình củng cố các mô hình của riêng họ để đạt được nhiều dân chủ hơn. Không phải bằng cách dạy họ, không phải bằng cách nghĩ rằng có một mô hình duy nhất là thúc đẩy sự xuất hiện của nền dân chủ… Pháp và châu Âu đã phát minh ra ý tưởng ‘mỗi người, một phiếu bầu’, sẽ tham gia vào sáng kiến ​​‘năm hành động’ (dân chủ) này”.

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết: “Các khu vực khác nhau trên thế giới đang đi theo những con đường phát triển dân chủ khác nhau. Chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau rất nhiều điều. Tất cả chúng ta cần liên tục cải thiện các hệ thống và thực hành dân chủ của mình”.

Trong phần trích dẫn các tuyên bố của các nhà lãnh đạo châu Âu, Pháp và Ấn Độ tại Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ ngày đầu tiên hôm 10/12, chúng ta không thấy những nhà lãnh đạo này bày tỏ mong muốn học hỏi nền dân chủ của Mỹ sau năm 2020, cũng như không thể thấy họ hưởng ứng quan điểm của Biden-Harris. Các phát biểu của cuộc họp này luôn nhấn mạnh “độc đáo” và “khác biệt”, và “tất cả chúng ta cần cải tiến liên tục”, điều này cho thấy họ sẽ không làm theo “nền dân chủ sau năm 2020” của Mỹ.

Bài phát biểu của ông Charles Michel nhắc về những rủi ro của chuyển đổi kỹ thuật số rõ ràng là đề cập đến việc các công ty công nghệ cao như Google, Twitter và các hãng truyền thông xã hội trực tuyến đã can thiệp vào cuộc bầu cử tại Mỹ. Tuyên bố của ông Macron về “mỗi người, một phiếu bầu” rõ ràng là đề cập đến các cử tri thực, không phải cử tri bỏ phiếu ảo, phiếu gửi qua thư chưa được xác minh ID. Nhân tiện xin nhắc, sau khi chính quyền ông Biden tuyên bố sẽ thực hiện tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, ông Macron tuyên bố rằng Pháp chưa có kế hoạch tẩy chay và tân Thủ tướng Đức cũng tuyên bố sẽ cân nhắc kỹ lưỡng việc có thực hiện tẩy chay ngoại giao hay không.

Hàng loạt hành động của Chính phủ Anh cho thấy nước này có quan điểm về cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ. Ngay từ ngày 15/12/2020, Chính phủ Anh đã ban hành kế hoạch “Luật gây hại trực tuyến” (Online harms law) được chờ đợi từ lâu và đề xuất những trách nhiệm, nghĩa vụ và yêu cầu mới cho các nền tảng truyền thông công nghệ cao trực tuyến bao gồm Google, Facebook, YouTube, WhatsApp và Twitter. Ngày 1/5/2021, tại lễ khai mạc Quốc hội, Nữ hoàng Anh thông báo rằng chính phủ sẽ giới thiệu “Dự luật liêm chính bầu cử” (Electoral Integrity Bill), theo đó cử tri phải xuất trình ID có ảnh.  

Nước Mỹ đã có quyền lực mềm vô song kể từ cuối những năm 1970, và quyền lực mềm này được xây dựng trên nền tảng tín nhiệm quốc gia. Nước Mỹ có tín nhiệm quốc gia tốt, do đó đã trở thành ngọn hải đăng của nền dân chủ trên thế giới và thúc đẩy thành công làn sóng dân chủ hóa thứ ba trên toàn thế giới. Kể từ chính quyền Bush, quyền lực mềm của Mỹ ngày càng suy giảm và tổn hại nghiêm trọng sau cuộc tổng tuyển cử năm 2020 đưa chính quyền Biden lên. Dù sao những cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ như New York Times và CNN không thể tẩy não thành công thế giới trong thời gian ngắn! Sau khi phá hủy hệ thống bầu cử “mỗi người một phiếu”, chính quyền Biden còn muốn nhân danh cải cách bầu cử trên nền tảng luật H.R.1 phá hoại tính đúng đắn của bầu cử, lợi dụng việc sử dụng Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ để quảng bá ra toàn thế giới, có thể tưởng tượng được kết quả là thế nào.

Hà Thanh Liên
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Xem thêm bài cùng tác giả: