Ủy ban đối ngoại lưỡng viện Mỹ hôm 25/9 đã thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, cho phép chính phủ Mỹ chế tài những người xâm phạm nhân quyền Hồng Kông. Ngoài ra, trong dự luật còn yêu cầu Tổng thống Mỹ thực thi các chế tài đối với những người làm xói mòn sự tự trị và nền pháp trị của Hồng Kông như từ chối nhập cảnh, đóng băng tài sản của họ tại Mỹ. Về việc này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tỏ ra tức giận và lên tiếng phản kích. 

Embed from Getty Images

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. (Ảnh: Getty Images)

Dự luật Hồng Kông được thông qua, Bắc Kinh tuyên bố muốn phản kích

Sau khi Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện cũng dùng phương thức biểu quyết bằng miệng để thông qua bản dự luật trình lên Thượng viện. Dự luật yêu cầu thiết lập cơ chế trừng phạt đối với quan chức Hồng Kông hoặc đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSTQ) liên quan đến đàn áp tự do cơ bản, trong đó bao gồm cấm quan chức Hồng Kông, Trung Quốc nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ tại Mỹ, v.v.

Tờ Nam Hoa Tảo báo (SCMP) đưa tin, ông Jeff Sagnip, Giám đốc chính sách của ông Chris Smith, một trong những Nghị sĩ đảng Cộng hòa giới thiệu dự luật ra Hạ viện cho biết, sau khi “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” được Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện thông qua, vẫn còn cần toàn bộ lưỡng viện thông qua và do Tổng thống ký thì mới thành luật. Dự kiến vào tháng 10 mới có thể được toàn viện thông qua và lập pháp thành công. 

Về việc này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26/9 trong cuộc họp báo thường kỳ đã tỏ ra tức giận, người phát ngôn Cảnh Sảng cho biết, “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” là không màng đến sự thực, đảo lộn trắng đen, “công nhiên giúp đỡ thế lực cấp tiến và phần tử bạo lực tại Hồng Kông, can thiệp thô bạo vào nội chính Trung Quốc”. Về việc này phía Trung Quốc biểu thị sự phẫn nộ và mạnh mẽ phản đối. 

Cảnh Sảng còn biện bạch, từ khi chủ quyền Hồng Kông trao trả về Trung Quốc, phương châm tự trị cao độ như “Một quốc gia, hai chế độ”, “người Hồng Kông cai trị Hồng Kông” được thực hiện một cách quán triệt, “cư dân Hồng Kông hưởng những quyền lợi và tự do được pháp luật đảm bảo đầy đủ”.

Cảnh Sảng nhấn mạnh: “Bất cứ ai cũng không nên đánh giá thấp việc Trung Quốc duy hộ chủ quyền, an ninh, duy hộ phát triển lợi ích quốc gia, quán triệt ‘một quốc gia, hai chế độ’, không nên đánh giá thấp ý chí kiên định và quyết tâm duy hộ sự phồn vinh và ổn định của Hồng Kông. Bất cứ hành động nào của Mỹ gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc đều sẽ bị Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ.”, “Hồng Kông là Hồng Kông của Trung Quốc, sự vụ của Hồng Kông đơn thuần thuộc về nội chính của Trung Quốc, không cho phép bất chính phủ nước ngoài, thế lực nước ngoài hay tổ chức và cá nhân nước ngoài nào can dự vào.”

Không ít người dân sau khi xem được những ngôn luận của Cảnh Sảng, đã liên tiếp để lại bình luận trên mạng xã hội:

“Đọc cái này, thực là không hiểu đang nói gì, ĐCSTQ rất biết lợi dụng tự do dân chủ để chế giễu tự do dân chủ.”

“Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ là con rối, đứng sau điều khiển chính là ĐCSTQ. Thực sự phá hoại ‘một quốc gia, hai chế độ’ chính là bản thân ĐCSTQ. ĐCSTQ quen làm xằng bậy làm điều ác, đưa đẩy trách nhiệm, giá hoạ cho người khác; hiện trạng hiện nay của Hồng Kông chính là kính chiếu yêu của ‘một quốc gia, hai chế độ’, và nó cho thấy được bản tính thực sự của ĐCSTQ.”

“ĐCSTQ không sụp đổ thì thế giới không tốt lên được.”

“ĐCSTQ tuyên bố sẽ đáp trả, đáp trả thế nào? Hãy ngoan ngoãn chấp nhận thôi!”

TT Trump cảnh báo Bắc Kinh cần tuân thủ cam kết

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, ngày 25/9, tại phiên điều trần của Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện, ngoài “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” ra, các nghị viên còn bàn bạc và thông qua nhiều dự luật và dự thảo nghị quyết liên quan đến Hồng Kông. Trong đó có dự luật “Bảo vệ Hồng Kông”, cấm xuất khẩu đạn hơi cay và các thiết bị phòng bạo động chí mạng khác được Chủ tịch của CECC Jiam McGovern (D-MA) và cựu Chủ tịch CECC Chris Smith giới thiệu. Còn có dự thảo nghị quyết lên án chính phủ ĐCSTQ can thiệp sự vụ Hồng Kông và ủng hộ quyền lợi kháng nghị tự do của người Hồng Kông do Hạ nghị sĩ Brad Sherman (D-CA) đề xuất. 

Hôm 24/9, Tổng thống Mỹ Trump phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York cũng đã đề cập đến sự việc Hồng Kông, ông nói, chính phủ Mỹ đang quan tâm sát sao đến cách Trung Quốc xử lý khủng hoảng Hồng Kông, “Các nước trên thế giới cũng hy vọng chính phủ Trung Quốc tuân thủ các cam kết có lực ràng buộc, duy hộ đời sống tự do, pháp trị và dân chủ của Hồng Kông.”

Ông còn nói, phương thức Trung Quốc xử lý tình hình Hồng Kông có liên quan đến vai trò của Trung Quốc trên thế giới và trong tương lai, đồng thời ông cũng nhắc đến việc toàn cầu đang trông chờ vào việc ông Tập Cận Bình giải quyết lần khủng hoảng này. 

Bài phát biểu này của ông Trump, được cho là một trong những phát biểu với ngôn từ nghiêm nghị nhất nhắm vào tình hình Hồng Kông kể từ khi Hồng Kông bùng nổ phong trào phản đối Dự luật dẫn độ đến nay. 

Ẩn tình sau việc Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tại Hồng Kông mời 16 hãng truyền thông nước ngoài đến dự tiệc

Giới quan sát cũng lưu ý đến việc, trong lúc ĐCSTQ đối mặt với chỉ trích từ quốc tế, thì họ lại không tự kiểm điểm và thay đổi, mà là dùng sức mạnh quốc gia để “tẩy trắng” hình ảnh của mình trên trường quốc tế. 

Theo các kênh truyền thông tại Hồng Kông như Apple Daily, Stand News, Ming Pao, HK01, v.v. đưa tin, Văn phòng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông hôm 25/9 đã mời 16 hãng truyền thông nước ngoài đến dự tiệc tại Trung Hoàn, tại buổi tiệc, Phó Đặc phái viên Tống Như An đã cực lực lên án hành vi “bạo lực” của người biểu tình Hồng Kông, ví dụ như tấn công toà nhà chính phủ, huỷ hoại cờ 5 sao, hô hào khẩu hiệu “Khôi phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”. Ông nói, động cơ của phong trào phản đối Dự luật dẫn độ là thế lực nước ngoài muốn nhúng tay vào sự vụ Hồng Kông, là “dụng tâm hiểm ác”.

Tuy nhiên, những lời lẽ của Tống Như An không được phần lớn truyền thông nước ngoài đồng tình. Bởi vì người Hồng Kông phản đối Dự luật dẫn độ đến nay, truyền thông ĐCSTQ vẫn luôn lan truyền những ngôn luận ủng hộ chính phủ trên mạng xã hội và trên các trang tin tại Đại Lục.

Ví dụ, tối ngày 10/8, người Hồng Kông tổ chức kháng nghị tại nhiều nơi như Tsim Sha Tsui, Sha Tin, Tai Po, Hung Hom, tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đã đăng bài viết trên Weibo nói, toàn thể xã hội Hồng Kông cùng kêu gọi chấm dứt bạo lực. Khi người Hồng Kông tổ chức tĩnh tọa hoà bình tại sân bay vào đầu tháng 9, truyền thông Hồng Kông chỉ đăng một đoạn video ngắn lên Weibo với nội dung là một người dân tức giận kêu gào người biểu tình “Chỉ muốn Hồng Kông an toàn”

Khi một cô gái Hồng Kông bị trúng đạn túi vải của cảnh sát, khiến một mắt của cô mù, Đài truyền hình Trung ương (CCTV) đưa tin nói nguyên nhân không phải là do cảnh sát bắn đạn túi vải gây ra, mà là bị “đồng đội heo” (người đeo mặt nạ phòng độc) làm bị thương, v.v.

Trí Đạt

Xem thêm: