Cuộc đua sản xuất vắc-xin ứng phó với virus Trung Cộng (virus corona mới) trên toàn cầu đang bước vào giai đoạn gay cấn, trong đó công ty Moderna tại Mỹ đang ở vị trí dẫn đầu. Mới đây, có hãng truyền thông tại Anh cho biết, hacker liên quan đến Chính phủ Trung Quốc đã coi Moderna là mục tiêu tấn công, để cố gắng đánh cắp các thông tin có giá trị.

Phòng thí nghiệm
(Ảnh minh họa từ: ca.garcia.s/pixnio)

Hacker Trung Quốc tấn công công ty nghiên cứu vắc-xin Mỹ

Hôm 30/7, Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ một nhân viên an ninh Mỹ chuyên theo dõi hoạt động của hacker Trung Quốc cho biết, từ đầu năm nay, hacker liên quan đến Chính phủ Trung Quốc đã nhắm mục tiêu tấn công vào công ty nghiên cứu phát triển vắc-xin virus Trung Cộng, công ty Công nghệ Sinh học Moderna của Mỹ. Vị này không cung cấp thêm các thông tin chi tiết, nhưng công ty Moderna cũng xác nhận với Reuters rằng công ty đã làm việc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), và biết đến việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố hai hacker Trung Quốc vào tuần trước. Tổ chức hacker được nhắc đến trong cáo trạng truy tố có liên quan đến “hoạt động trinh sát thông tin”.

Tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố Lý Hiểu Yu (Li Xiaoyu, 34 tuổi) và Đổng Gia Chí (Dong Jiazhi, 33 tuổi) với 11 tội danh, cáo buộc 2 người này tiến hành tấn công hack vào máy tính ở nhiều nơi trên thế giới, đồng thời đánh cắp lượng lớn bí mật thương mại cùng các dữ liệu khác. Cáo trạng đặc biệt nhắc đến, gần đây, hai bị báo đã tấn công vào 3 cơ quan của Mỹ tham gia vào nghiên cứu vắc-xin Trung Cộng, “tiến hành trinh sát” đối với hệ thống mạng máy tính của công ty công nghệ sinh học nằm ở bang Massachusetts đang tham gia vào nghiên cứu phát triển vắc-xin Trung Cộng, để tìm hiểu xem có lỗ hổng an toàn nào không.

Công ty Moderna nói trên nằm ở bang Massachusetts. Hồi tháng Một năm nay, công ty này tuyên bố nghiên cứu vắc-xin virus Trung Cộng, và là một trong những công ty lớn tiến hành nghiên cứu vắc-xin sớm nhất.

Theo Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, ngày 27/7, vắc-xin được công ty này nghiên cứu bước vào giai đoạn thí nghiệm lâm sàng cuối cùng. Khoảng 30.000 tình nguyện viên tham gia vào thử nghiệm hợp tác của công ty Moderna và Viện Y tế Quốc gia (NIH), để kiểm tra tính hiệu quả và tính an toàn của vắc-xin. Chính phủ Mỹ cung cấp 72 triệu USD để hỗ trợ thực nghiệm vắc-xin quy mô lớn của công ty Moderna.

Công ty Moderna dự tính trong năm đầu sẽ sản xuất 500 triệu liều vắc-xin, và đến năm 2021 có thể sẽ sản xuất 1 tỷ liều.

Hiện tại, chính quyền Trung Quốc chưa có phản hồi gì về báo cáo của Reuters. Tuy nhiên, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã dự đoán phản hồi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bởi vì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhất quán cho biết, Trung Quốc là người bị hại chính trong các cuộc đánh cắp và tấn công mạng, đồng thời tuyên bố Trung Quốc kiên quyết phản đối và trấn áp lại các hành động hack.

Gần một nửa người thử nghiệm vắc-xin Trung Quốc xuất hiện tác dụng phụ

Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán “Ad5-nCoV” do chính quyền Trung Quốc và công ty CanSino Biologics hợp tác nghiên cứu phát triển đã được tuyên bố nhận được phê chuẩn của Quân ủy Trung ương sử dụng cho quân đội vào ngày 29/6.

Ngày 29/6, công ty CanSino Biologics đăng thông cáo cho biết, loại vắc-xin này đã đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và giai đoạn II tại Trung Quốc Đại Lục.

Tuy nhiên, theo Apple Daily trích dẫn một báo cáo của The Lancet chỉ ra, trong số 108 người đầu tiên tại Trung Quốc Đại Lục được phê chuẩn thử nghiệm loại vắc-xin này , có đến 70 – 80% xuất hiện phản ứng xấu, tác dụng phụ thường thấy nhất chính là bộ phận tiêm bị đau, tỷ lệ xuất hiện là 54%, có 46% số người xuất hiện triệu chứng sốt, 44% người cảm thấy mệt mỏi, 39% số người xuất hiện đau đầu và 17% cảm thấy cơ bắp đau. Báo cáo cho rằng hiệu quả của vắc-xin tái tổ hợp viêm phổi Vũ Hán Ad5 vẫn cần phải đợi nghiên cứu thêm.

Đoan Mộc San

Xem thêm: