Dân biểu Ami Bera (Đảng Dân chủ, bang California) và Dân biểu Ann Wagner (Đảng Cộng hòa, bang Missouri) đã đang phối hợp đề xuất ra Hạ viện Mỹ dự luật nhằm ứng phó với những hành vi cưỡng bức kinh tế quy mô lớn và kéo dài của chế độ Trung Quốc cộng sản.

shutterstock 1408706489
Đối đầu Mỹ Trung (Ảnh: fukomuffin/ Shutterstock)

Dự luật do dân biểu lưỡng đảng Mỹ đề xuất có tiêu đề: Đạo luật Ứng phó Cưỡng bức Kinh tế Trung Quốc.

Lời mở đầu của dự luật viết: “Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã đang sử dụng các biện pháp kinh tế cưỡng bức đối với các chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức, các thực thể khác và các cá nhân nhằm trừng phạt họ vì họ thực thi những hành động mà Chính phủ PRC xem là thách thức với lợi ích của quốc gia này. PRC sẽ dùng những biện pháp cưỡng bức kinh tế đó để ép các bên có hành vi trái ý họ phải đưa ra các chính sách nhượng bộ”.

Để đạt được mục tiêu đề ra, dự luật của hai dân biểu Bera và Wagner đề xuất thành lập một tổ công tác liên ngành với tên gọi “Tổ Công tác Ứng phó Cưỡng bức Kinh tế”(CEC). Nhiệm vụ của tổ công tác này tập trung đặc biệt vào việc đấu tranh với hành vi cưỡng bức kinh tế của chế độ Bắc Kinh.

CEC sẽ tìm cách đạt được mục tiêu ứng phó với hành vi cưỡng bức kinh tế từ Trung Quốc thông qua việc hợp tác với các đồng minh của Mỹ, cũng như khối tư nhân. Hai dân biểu Bera và Wagner gọi khối doanh nghiệp tư nhân là “đối tác rất quan trọng” trong công cuộc đấu tranh với những hành vi gây hại của chế độ Bắc Kinh.

Sau khi tham vấn các đồng minh và đối tác, CEC sẽ “xác định, đánh giá và đưa ra phản ứng ứng phó với những biện pháp kinh tế cưỡng bức của Trung Quốc”.

Hai dân biểu Bera và Wagner, trong dự luật đề xuất, đã dự tính rằng CEC sẽ được lãnh bạo bởi các quan chức cấp cao của nhánh hành pháp, trong đó có các bộ trưởng các bộ như Ngoại giao, Thương mại, Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp, Giám đốc Tình báo Quốc gia và các đại diện của Văn phòng Thương mại Mỹ và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, cùng các lãnh đạo của các cơ quan hữu quan khác.

Tổ công tác cũng sẽ “hợp tác có hiệu quả với khối doanh nghiệp tư nhân Mỹ”, đặc biệt là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Dự luật do hai dân biểu Bera và Wagner đề xuất vào thời điểm thế giới đang thiếu hụt nguồn cung sản phẩm bán dẫn. Tình trạng này làm các nhà nghiên cứu chính trị quốc tế dấy lên lo ngại rằng chế độ Trung Quốc cộng sản có thể nỗ lực xâm lược hoặc cưỡng bức Đài Loan để tận dụng năng lực sản xuất chất bản dẫn hàng đầu thế giới của quốc đảo dân chủ.

Hiện tại dự luật nêu trên vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và chưa nhận được ý kiến từ các nhà lập pháp khác từ cả hai đảng.

Xuân Thành (Theo The Epoch Times

Xem thêm: