“Hồ sơ Pandora” của Liên đoàn Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), liên quan đến 11,9 triệu tài liệu mật, bao gồm hơn 200 quốc gia và khu vực, tiết lộ bí mật tài chính của giới tỷ phú và lãnh đạo thế giới đã được công bố vào ngày 3/10.

dam may dong sam set image

Hôm Chủ nhật (3/10), Liên đoàn Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công bố “Hồ sơ Pandora” phơi bày bí mật tài chính trên quy mô lớn nhất cho đến nay. (Nguồn: Shutterstock)

Sau khi công bố tài liệu tương tự vào năm 2016 gây chấn động toàn cầu, Chủ nhật (ngày 3/10) mới đây, Liên đoàn Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) tiếp tục tung ra “Hồ sơ Panama” tiết lộ bí mật tài chính trên quy mô lớn nhất cho đến nay. 

“Hồ sơ Pandora” được mô tả là một “cơn sóng thần dữ liệu ngoài khơi” (An Offshore the Data Tsunami), tiết lộ bí mật tài chính của 35 nhà lãnh đạo hiện tại và cựu lãnh đạo thế giới, hơn 330 nhân vật chính trị và quan chức nhà nước, 130 tỷ phú trong danh sách của Forbes, những người nổi tiếng, kẻ lừa đảo, buôn ma túy, hoàng gia và lãnh đạo các nhóm tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới.

Theo Liên đoàn Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), hơn 600 nhà báo từ 150 hãng truyền thông ở 117 quốc gia đã bí mật làm việc để khám phá những câu chuyện ẩn giấu trong hơn 11,9 triệu tài liệu mật. Cuộc điều tra này được đánh giá là có sự tham gia của một số lượng lớn các nhà báo và quy mô hợp tác lớn nhất trong lịch sử. 

Theo ICIJ, trong thời đại chuyên quyền và bất bình đẳng ngày càng gia tăng, cuộc điều tra về “Hồ sơ Pandora” cung cấp một góc nhìn vô song về cách thức vận hành của tiền bạc và quyền lực trong thế kỷ 21.

Hồ sơ Pandora” liên quan đến giới tinh hoa giàu có từ hơn 200 quốc gia và khu vực, tiết lộ cách thức mà thế giới tài chính ngầm, hoạt động bí mật của một nền kinh tế toàn cầu ở nước ngoài cho phép những người này cất giấu tài sản của họ hoặc trốn thuế và thậm chí còn tệ hơn.

Cuộc điều tra dựa trên việc rò rỉ hồ sơ bí mật của 14 nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, những công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho các cá nhân và tập đoàn giàu có đang tìm cách thành lập các công ty vỏ bọc, quỹ tín thác, quỹ và các tổ chức khác trong các khu vực pháp lý thấp hoặc không có thuế. Những thực thể này cho phép chủ sở hữu che giấu danh tính của họ với công chúng và đôi khi thậm chí với cả các cơ quan quản lý. Thông thường, các nhà cung cấp dịch vụ này giúp họ mở tài khoản ngân hàng ở các quốc gia có quy định tài chính lỏng lẻo.

Dữ liệu bị rò rỉ cho ICIJ và được chia sẻ với các đối tác truyền thông toàn cầu của ICIJ được trình bày dưới nhiều định dạng: tài liệu, hình ảnh, email, bảng tính, v.v.

Các tài liệu bí mật này đã tiết lộ các cuộc giao dịch ở nước ngoài của các nguyên thủ quốc gia như Quốc vương Jordan, Tổng thống Ukraine, Kenya và Ecuador, Thủ tướng Cộng hòa Séc và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Tài liệu cũng nêu chi tiết các hoạt động tài chính của “bộ trưởng tuyên truyền không chính thức” của Tổng thống Nga Putin và hơn 130 tỷ phú đến từ Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác.

Các tài liệu mới bị rò rỉ đã tiết lộ chủ sở hữu thực sự của hơn 29.000 công ty nước ngoài. Những chủ sở hữu này đến từ hơn 200 quốc gia và khu vực, trong đó lớn nhất đến từ Nga, Vương quốc Anh, Argentina và Trung Quốc.

Tờ Stand News của Hồng Kông cho biết, giới truyền thông đã tham gia vào cuộc điều tra về “Hồ sơ Pandora” bí mật mới nhất của ICIJ. Theo báo cáo, các tài liệu tiết lộ hoạt động tài sản ở nước ngoài của các đại gia quyền lực. Các cựu giám đốc điều hành của Hồng Kông như Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-hwa), Lương Chấn Anh (Liang Zhenying), Tổng thống Nga Putin và công ty Trung Quốc Huawei đều trở thành đối tượng điều tra.

Guardian từng tiết lộ từ Hồ sơ Pandora rằng, Quốc vương Abdullah của Jordan bí mật tích lũy một đế chế bất động sản xa xỉ trị giá hơn 100 triệu USD trên khắp thế giới trong hàng thập kỷ qua. Khối tài sản trải dài từ Malibu, bang California và bang Washington (Mỹ) cho đến London (Anh), và nó được tích lũy trong khoảng thời gian Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự cho Jordan tăng gấp 4 lần và người dân nước này đang phải “thắt lưng buộc bụng”.

Mộc Lan (t/h)