Sau 7 năm lánh nạn trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh, nhà sáng lập trang web WikiLeaks là Julian Assange không những bị chính phủ Ecuador chấm dứt bảo hộ tị nạn và bị cảnh sát Anh bắt giữ mà còn bị gạch bỏ thận phận công dân Ecuador.

Embed from Getty Images

Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks tại Đại sứ quán Ecuador ở Luân Đôn ngày 19/5/2017 (Ảnh: Getty Images)

Theo Hãng tin Reuters đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Ecuador Jose Valencia trả lời phỏng vấn của truyền thông cho biết, thân phận công dân Ecuador của Julian Assange đã bị gạch bỏ hôm 10/4. Trước Quốc hội Ecuador, ông Jose Valencia cho biết trước khi chấm dứt bảo hộ chính trị đối với Julian Assange, ông không hề biết đến bất cứ yêu cầu dẫn độ nào. Ông nói: “Khi quyết định chấm dứt bảo hộ chính trị, Julian Assange chỉ có liên quan một vụ án vi phạm quy định bảo lãnh năm 2012 tại Anh Quốc”.

Bộ trưởng Nội chính Ecuador Maria Paula Romo trả lời phỏng vấn của truyền thông tại thủ đô nước này cho biết, Julian Assange và các cộng sự của ông cùng can dự vào sự vụ quốc gia của Ecuador, hiện tại vẫn còn một một haker người Nga đang cư trú tại Ecuador. Hiện vẫn chưa thể xác nhận được rằng hacker này có tham gia vào lập trang web cáo buộc Tổng thống Lenín Moreno tham ô hay không, nhưng họ đã tham gia vào xây dựng trang web WikiLeaks được phổ biến sau này.

Maria Paula Romo nói, Ecuador đã bắt giữ một người có quan hệ mật thiết với trang web WikiLeaks, người này bị bắt ngày 11/4 khi đang cố gắng đi đến Nhật Bản. Tuy nhiên Maria Paula Romo không tiết lộ về danh tính và quốc tịch của người này.

Sau khi Julian Assange bị cảnh sát Anh bắt giữ, Bộ Tư pháp Mỹ đã phát biểu một tuyên bố nói rằng Julian Assange đối mặt với cáo buộc hình sự nặng nhất là 5 năm tù. Cơ quan công tố Mỹ cũng truy tố Julian Assange vì đã bí mật âm mưu cùng cựu quan chức phân tích tình báo Lục quân Mỹ Chelsea Manning xâm nhập phi pháp vào hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ, khiến cho nhiều tài liệu mật bị tiết lộ; vụ án này trở thành một trong những vụ án làm lộ tài liệu cơ mật lớn nhất lịch sử nước Mỹ.

Do bị cáo buộc liên quan đến tấn công tình dục nên Julian Assange đối mặt với khả năng bị dẫn độ đến Thụy Điển; năm 2012, Julian Assange chạy trốn vào Đại sứ quán Ecuador tại Luân Đôn, đến nay đã được 7 năm. Ngày 11/4 năm nay, sau khi Đại sứ quán Ecuador tại Luân Đôn chấm dứt bảo hộ chính trị đối với Julian Assange, đã cho phép cảnh sát Anh vào trong Đại sứ quán bắt người. Khi bị cảnh sát áp giải ra ngoài Đại sứ quán, tóc và râu của Julian Assange đều đã bạc trắng, sắc mặt nhợt nhạt, sức khỏe có vẻ yếu.

7 năm trước, Tổng thống của Ecuador khi đó là ông Rafael Correa quyết định bảo hộ chính trị đối với Julian Assange. Tháng 1/2018, Julian Assange có được thân phận công dân Ecuador. Tuy nhiên, do hình ảnh của đương nhiệm Tổng thống Ecuador Lenín Moreno và người nhà tại châu Âu bị chụp lén và được đăng tải lên mạng, chính phủ Ecuador cho rằng là WikiLeaks đã chia sẻ những hình ảnh này. Sau đó, Tổng thống Lenín Moreno nói rằng Julian Assange đã vi phạm điều khoản bảo hộ chính trị, vì thế mà quan hệ hai bên xấu đi.

Ông Carlos Poveda – Luật sư của Julian Assange cho biết, do các cáo buộc tham ô nhắm vào Tổng thống Ecuador Lenín Moreno, nên ông Julian Assange đã bị trả thù, từ đó bị hủy bỏ bảo hộ chính trị. Nếu ông Julian Assange bị dẫn độ đến Mỹ, thì ông ấy sẽ đối mặt với nguy hiểm.

Hôm 12/4, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, sau khi thông tin ông Julian Assange bị bắt tại Luân Đôn, các nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã vô cùng vui mừng.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa John Coryn đến từ Bang Texas nói: “Đã đến lúc rồi. Tôi rất vui mừng vì cuối cùng Assange cũng bị trừng trị theo pháp luật.”

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đến từ Bang Virginia nói: “Cảm ơn Thần linh, điều này là cần thiết, quá cần thiết. Tôi rất cảm ơn người bạn Anh Quốc của chúng ta”

Thương nghị sĩ đảng Cộng hòa Benjamin E.Sasse đến từ Bang Nebraska chia sẻ trên Twitter rằng: “Julian Assange từ lâu vẫn luôn là công cụ xấu xa của Vladimir Putin và cơ quan tình báo Nga. Ông ta nên sống phần đời còn lại trong tù.”

Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Mark Warner đến từ Bang Virginia, đồng thời cũng là Phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ nói: “Julian Assange từ lâu vẫn luôn tự xưng có lý tưởng cao thượng và đạo đức ưu việt. Điều bất hạnh là, dù cho ước nguyện ban đầu khi ông ta sáng lập WikiLeaks là gì đi nữa, thì trong các hoạt động phá hoại phương Tây của Nga, thực tế ông ta đã trở thành một người trực tiếp tham dự vào. Trong hành động phá hoại an ninh nước Mỹ, ông ta cũng trở thành một đồng mưu cốt cán.”

Huệ Anh

Xem thêm: