Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi có kế hoạch thăm Đài Loan vào tháng Tám. Mặc dù chưa có lộ trình cụ thể nào được xác nhận, nhưng Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ và ám chỉ rằng không thể loại trừ hành động quân sự. Về vấn đề này, truyền thông Mỹ phân tích rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khó có thể phát động một cuộc xung đột quân sự trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20.

id12861980 40e0b11d25744d0271952a6f50f47e77 600x400 1
Ngày 9/2/2020, máy bay quân sự của ĐCSTQ bay qua đường trung tuyến eo biển Đài Loan, và máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Trung Hoa Dân Quốc (trái) gấp rút cất cánh giám sát trên không. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc)

Kế hoạch thăm Đài Loan của Pelosi thu hút nhiều phản ứng khác nhau

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có kế hoạch thăm Đài Loan vào tháng Tám, ngày 20/7 Tổng thống Mỹ Biden nói với các phóng viên báo chí rằng quân đội Hoa Kỳ cho rằng kế hoạch thăm Đài Loan của bà Pelosi “hiện giờ không phải là một chủ ý hay”. Vào ngày 21/7, bà Pelosi nói: “Tôi cho rằng ý của tổng thống, có thể phía quân đội sợ máy bay của tôi bị bắn rơi hoặc một sự việc tương tự xảy ra.” Bà lấy lý do an ninh quốc gia để từ chối tiết lộ thêm bất cứ thông tin chi tiết nào về việc thăm Đài Loan, đồng thời cho biết Mỹ bày tỏ thái độ ủng hộ Đài Loan, điều này rất quan trọng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tiếp tuyên bố vào các ngày 19/7, 21/7 và 25/7 rằng chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ có “sinh ra tác động tiêu cực nghiêm trọng” đến quan hệ Trung – Mỹ, và Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để đáp trả.

Vào ngày 24/7, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tweet: “Nancy, tôi sẽ đi cùng bà (đến Đài Loan). Mặc dù tôi bị ĐCSTQ cấm vận nhưng không bao gồm Đài Loan yêu tự do. Hẹn gặp bà ở đó!”

Học giả: Xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khó có thể xảy ra

CNN đưa tin, một quan chức Mỹ cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng quan chức chính quyền Biden đã bày tỏ riêng tư lo ngại rằng Bắc Kinh có thể thiết lập vùng cấm bay qua Đài Loan để phá hoại chuyến thăm đã lên kế hoạch của bà Pelosi. Trong khi ĐCSTQ không công khai tuyên bố “các biện pháp mạnh mẽ” mà họ đã thực hiện, một số chuyên gia Trung Quốc tin rằng có thể có hành động quân sự tiềm ẩn.

“Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả chưa từng có – những biện pháp cứng rắn nhất được thực hiện kể từ cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan”, ông Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong), giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết. “Nếu bà Pelosi tiếp tục chuyến thăm của mình, Mỹ chắc chắn sẽ chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với hành động quân sự tiềm tàng của Trung Quốc, tình hình giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ rất căng thẳng.”

Nếu chuyến thăm theo kế hoạch của bà Pelosi đến Đài Loan thành hiện thực, bà ấy sẽ không phải là Chủ tịch Hạ viện Mỹ đầu tiên đến thăm Đài Loan. Năm 1997, sau khi thăm Bắc Kinh và Thượng Hải, Chủ tịch Hạ viện lúc đó là ông Gingrich đã đến Đài Bắc để gặp ông Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui), Tổng thống được bầu cử dân chủ đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Vào thời điểm đó, ông Gingrich cảnh báo các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng nếu Đài Loan bị tấn công quân sự, Mỹ sẽ can thiệp quân sự. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công khai chỉ trích chuyến thăm Đài Loan của ông Gingrich sau sự kiện này, nhưng chỉ là nói miệng.

Ông Drew Thompson, một nghiên cứu viên cao cấp đang thỉnh giảng tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, tin rằng Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ rất khác so với trước đây. Nhưng trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ không phải là thời điểm thuận lợi cho một cuộc xung đột quân sự. Do đó, đối với chính quyền Bắc Kinh, đứng đầu là ông Tập Cận Bình, đó là xử lý vấn đề một cách lý tính sẽ phù hợp với lợi ích của ông Tập Cận Bình hơn là kích động một cuộc khủng hoảng hóc búa. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau như suy thoái kinh tế, khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu sắc, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, và các chính sách phòng chống dịch bệnh “zero COVID”.

Về vấn đề này, ông Thời Ân Hoằng, giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cũng cho rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ khó có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự toàn diện. Ông nói: “Trừ khi mọi thứ bất ngờ vượt khỏi tầm kiểm soát theo cách mà không ai có thể đoán trước được, nếu không sẽ không có khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Đầu tiên, (Bắc Kinh) phải kiên quyết thực hiện các biện pháp đáp trả chưa từng có. Thứ hai, cần phải ngăn chặn một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.”