Hàng triệu người dân ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ trong mấy ngày qua đã trải qua khủng hoảng cung cấp năng lượng (mất điện) trong giá rét. Một học giả Mỹ phân tích điều này cho thấy rõ sự sai lầm của Đảng Dân chủ trong việc phản đối nhiệt điện và thúc đẩy phát triển năng lượng xanh. 

shutterstock 1916728700
(Ảnh: Marouanesitti/ Shutterstock)

Học giả Mỹ Ben Voth là Phó giáo sư hùng biện kiêm Chủ nhiệm biện luận và diễn thuyết tại Đại học Southern Methodist ở Dallas, Texas. Gần đây ông có vài viết đăng trên tạp chí American Thinker, phân tích về sự liên quan của lần khủng hoảng năng lượng này với lượng lớn đầu tư vào điện gió trong 10 năm qua. 

Đầu tiên, ông chỉ ra một vấn đề, “các loại năng lượng có thể tái sinh như năng lượng gió hoặc nhiên liệu hóa thạch như khí tự nhiên, cái nào là tai họa đầu tiên?”

Ông Ben Voth cho rằng bản thân tiểu bang Texas có nguồn năng lượng phong phú, sự phụ thuộc vào năng lượng gió của tiểu bang này đã góp phần cho khủng hoảng năng lượng lần này. 

“Cảnh ngộ mà Texas lần này gặp phải là thời tiết giá lạnh dị thường, thậm chí công trình khí đốt tự nhiên đều không thể vận hành bình thường. Người phản đối nhiên liệu hóa thạch cấp thiết muốn chuyển dịch chỉ trích sang năng lượng gió và năng lượng mặt trời, nói rằng trong những ngày thời tiết giá lạnh, biểu hiện của năng lượng gió cần tốt hơn dự báo. Những lý do thoái thác dường như là đã dùng hết, nhưng lại ẩn giấu trong những tranh cãi này một số vấn đề lớn hơn và sâu hơn.”

Ông chỉ ra, 10 năm qua Texas đầu tư vào năng lượng gió, tại miền tây đã lắp đặt nhiều tua bin và đường dây truyền tải điện, điều này chứng minh là một khoản đầu tư không khôn ngoan đối với Ủy ban Độ tin cậy Năng lượng Texas (ERCOT) và các nhà cung cấp năng lượng. 

Một nghiên cứu toàn cầu cho thấy lượng khí thải carbon dioxide giảm nhiều nhất vào năm 2020, bởi vì kinh tế đình trệ do dịch bệnh đã làm giảm đáng kể việc sử dụng năng lượng toàn cầu. Dữ liệu cho thấy bầu khí quyển của trái đất đang tăng tốc độ ấm lên. Vào những năm 1970, các nhà khoa học khí tượng đã hiểu đầy đủ về những ảnh hưởng này.

Ông cũng chỉ ra rằng trong khủng hoảng giá rét nghiêm trọng, người dân Texas vẫn có thể mua xăng cho ô tô vì có rất ít hoặc không có bằng chứng cho thấy xăng sẽ bị giảm nhiều do giá lạnh. Tuy nhiên, xe điện không thể có đủ điện vào thời điểm này. Mạng lưới điện sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng do nhu cầu quá lớn.

“So với năng lượng gió hay tấm pin mặt trời, xăng thực sự là môi chất tích trữ năng lượng độc đáo và hiệu quả. Vào thời tiết lạnh, khả năng tích trữ điện năng của ắc quy sẽ giảm … Người dân Texas trước đây mua máy phát điện là những người may lắm rồi, khi mất điện thì có thể dùng nhiên liệu khí đốt tự nhiên để phát điện.”

Cuối cùng, ông Ben Voth kết luận: Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Texas đã phơi bày sự phi lý của ý nghĩ viển vông về năng lượng xanh. Mục đích của nó không thể là bảo vệ môi trường, vì giảm lượng khí thải carbon thậm chí sẽ làm trái đất ấm lên.

Năng lượng xanh không cách nào hỗ trợ xe ô tô điện, bởi vì không có môi chất nào có thể tích trữ một lượng lớn năng lượng như vậy để sử dụng ngay lập tức. Nếu Texas tiếp tục đầu tư vào than và khí đốt tự nhiên như một cơ sở năng lượng rộng lớn hơn, vậy thì lưới điện sẽ càng không dễ bị sụp đổ. Các cuộc khủng hoảng ở Texas và California đều liên quan đến việc sản xuất năng lượng trong thời gian dài, mặc dù hai tiểu bang này có môi trường chính trị khác nhau.

Ông Ben Voth cho rằng lần khủng hoảng này đã cảnh báo Ủy ban Độ tin cậy Năng lượng Texas cần phải tăng cường chống lạnh đối với các cơ sở sản xuất điện. Hầu hết việc thay thế nhiệt điện than có thể làm suy yếu khả năng dự trữ năng lượng của Texas. Trong thập kỷ qua, trọng tâm chính dường như là chứng minh rằng Texas “xanh hơn” trong việc sử dụng năng lượng gió hoặc tháo dỡ các nhà máy nhiệt điện than. Tuy nhiên, “trong một tuần qua, nhiều người dân Texas đã hy vọng sẽ nhận được bất kỳ năng lượng nào, dù cho nó là màu gì đi nữa.”

“Thỏa thuận Xanh mới” của Đảng Dân chủ có thể làm tiêu tốn 1 nghìn tỷ USD

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Texas khiến người ta liên tưởng đến Thỏa thuận Xanh mới do Đảng Dân chủ khởi xướng.

Thỏa thuận Xanh mới được lấy cảm hứng từ “Thỏa thuận mới” mà cựu Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt đã dẫn dắt nước Mỹ vượt qua cuộc Đại suy thoái những năm 1930, vạch ra các nguyên tắc chính trong kế hoạch nhằm đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2030 của Mỹ. Mục đích là chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu và giải quyết hiện tượng bất bình đẳng.

Chính sách mới về năng lượng xanh cũng nhằm đảm bảo cung cấp các cơ hội việc làm được trả lương cao trong ngành năng lượng sạch, đồng thời đảm bảo rằng các nhóm yếu thế bao gồm “người bản địa, các nhóm dân tộc da màu, cộng đồng nhập cư và cộng đồng từ bỏ công nghiệp hóa” được hưởng lợi từ kinh tế xanh.

Các nguyên tắc cơ bản của Chính sách mới về Năng lượng xanh được xây dựng bởi một nhóm các học giả và nhà hoạt động cách đây hơn mười năm, mục đích là để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mười năm sau, một số đảng viên Đảng Dân chủ như Alexandria Ocasio-Cortez và Ed Markey giới thiệu lại ý tưởng này. Năm 2019, họ đã đề xuất một nghị quyết Chính sách mới về Năng lượng xanh tại Quốc hội, nhưng đã bị Thượng viện phủ quyết.

Đội ngũ tranh cử của ông Biden đã miêu tả Chính sách mới về Năng lượng xanh này là “nguyên tắc quan trọng”.

Cụ thể mà nói, Chính sách mới về Năng lượng xanh yêu cầu 100% điện năng của Mỹ đến từ năng lượng tái tạo và năng lượng không phát thải; xây dựng hoặc nâng cấp lưới điện “thông minh”; tạo ra hàng triệu việc làm với mức lương cao trong nền kinh tế xanh; triển khai xây dựng quy mô lớn các cơ sở hạ tầng cho xe ô tô điện và giao thông công cộng (bao gồm cả đường sắt cao tốc); nâng cấp tất cả các tòa nhà hiện có để đạt được hiệu quả năng lượng tối đa; xây dựng năng lực để chống chịu các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu; khôi phục rừng để loại bỏ khí nhà kính trong khí quyển; và hợp tác với nông dân để giảm phát thải nông nghiệp.

Chính sách mới về Năng lượng xanh cũng tìm cách giải quyết bất bình đẳng xã hội, đồng thời kiến nghị tăng cường tổ chức của người lao động và quyền lợi công đoàn. Nó kêu gọi cung cấp cho tất cả người Mỹ dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao, cung cấp nhà ở an toàn với giá cả phải chăng cho đến cả nước sạch và không khí sạch.

Diễn đàn Hành động Mỹ, một tổ chức bảo thủ, đã ước tính rằng việc này có thể tiêu tốn 51 – 93 nghìn tỷ USD.

Vậy thì, kế hoạch khí hậu của ông Biden khác với Chính sách mới về Năng lượng xanh là, Chính sách mới về Năng lượng xanh cần đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 cho toàn bộ nền kinh tế vào năm 2030, còn mục tiêu của ông Biden là đạt được mục tiêu này vào năm 2050.

Kế hoạch của ông Biden cũng bao gồm đầu tư 2 tỷ đô la USD vào năng lượng sạch để đạt được điện không carbon vào năm 2035; nâng cao hiệu quả năng lượng của các tòa nhà và nhà ở; thúc đẩy sản xuất xe điện và bảo tồn trong lĩnh vực nông nghiệp; giữ lại 40% quỹ năng lượng sạch để triển khai năng lượng, giảm thiểu tồn lưu ô nhiễm và hỗ trợ các nhóm yếu thế.

Đảng Cộng hòa coi Chính sách mới về năng lượng xanh là một “tuyên ngôn xã hội chủ nghĩa” đắt giá. Nghị sĩ Rob Bishop của tiểu bang Utah thậm chí còn nói rằng đề xuất này “ngang với nạn diệt chủng” ở vùng nông thôn nước Mỹ.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: