Ngày 29/12, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên án vụ thảm sát hơn 30 người ở Myanmar vào tuần trước, trong đó có hai nạn nhân là nhân viên của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em.

266328439 998373654109717 6051556765835806160 n
Hiện trường nơi các xe bị cháy đen (Ảnh: Nhóm Nhân quyền Karenni/ Facebook)

Vụ thảm sát diễn ra vào đêm Giáng sinh ở bang Kayah, nơi các phiến quân ủng hộ dân chủ đang chiến đấu với quân đội – lực lượng đảo chính giành chính quyền hồi tháng Hai.

Trong một tuyên bố đưa ra tối hôm 29/12, các thành viên Hội đồng Bảo an “nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo trách nhiệm giải trình cho hành động này”.

Họ cũng kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức mọi hành động bạo lực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền, cũng như đảm bảo an toàn cho dân thường”.

Tuyên bố cho hay, “ít nhất 35 người”, bao gồm 4 trẻ em và 2 nhân viên của tổ chức từ thiện Save the Children, đã thiệt mạng trong vụ tấn công.

Hội đồng Bảo an cũng “nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận nhân đạo an toàn và không bị cản trở cho tất cả những người có nhu cầu, cũng như bảo vệ đầy đủ, an toàn và an ninh cho các nhân viên nhân đạo và y tế”.

Các chiến binh chống chính quyền cho biết, họ đã tìm thấy hơn 30 thi thể bị cháy, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, trên đường cao tốc ở bang Kayah sau vụ tấn công.

Hai nhân viên của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã mất tích và nhóm nhân quyền xác nhận hôm thứ 28/12 rằng họ nằm trong số những nạn nhân thiệt mạng.

Myanmar đã rơi vào hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính hồi tháng 2/2021, với ước tích hơn 1.300 người thiệt mạng trong một cuộc trấn áp của lực lượng an ninh, theo số liệu từ một nhóm giám sát địa phương.

Các “Lực lượng Phòng vệ Nhân dân” tự xưng đã xuất hiện trên khắp đất nước để chống lại chính quyền, từ đó kéo quân đội vào một cuộc đụng độ và trả đũa đẫm máu.

Sau cuộc tấn công, Washington tiếp tục kêu gọi cấm vận vũ khí đối với quân đội chính phủ Myanmar hiện tại.

Các quốc gia phương Tây từ lâu đã hạn chế vũ khí cho quân đội Myanmar. Trước đó, ngay cả trong quá trình chuyển đổi dân chủ trước cuộc đảo chính, Myanmar đã phải đối mặt với cáo buộc tội ác chống lại loài người trong một chiến dịch đẫm máu đàn áp người thiểu số Rohingya.

Hồi tháng 6, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu nhằm ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí vào Myanmar, nhưng biện pháp này chỉ mang tính biểu tượng vì nó không được Hội đồng Bảo an có quyền lực hơn tiến hành.

Trung Quốc và Nga, những nước nắm quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an – cũng như các nước láng giềng Ấn Độ – là những nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar.

Minh Ngọc (Theo AFP)

Xem thêm: