Vào thứ Hai (22/3), Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã đến Brussels (Bỉ) tham gia cuộc họp Ngoại trưởng NATO vào hôm thứ Ba (23/3). Ông đã đề cập đến vấn đề nguy cơ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga, ngoài ra đã trả lời vấn đề rút quân khỏi Afghanistan.

Embed from Getty Images

Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Tổng thư ký NATO Stoltenberg phát biểu truyền thông trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng NATO vào ngày 23/3/2021. (YVES HERMAN/POOL/AFP via Getty Images).

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Blinken tới NATO trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ.

Khi mở đầu Hội nghị Ngoại trưởng NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã dẫn ra những thách thức khác nhau mà thế giới phải đối mặt, bao gồm các vấn đề nguy cơ từ Trung Quốc và Nga, các vấn đề nguy cơ khủng bố, tấn công mạng và phổ biến vũ khí hạt nhân… Ông cho hay Hội nghị Ngoại trưởng sẽ đặt ra chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương đầy tham vọng cho tương lai để bảo vệ trật tự quốc tế “dựa trên luật pháp” vốn đang bị “thách thức bởi các cường quốc độc tài như Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga”.

Về phía Ngoại trưởng Mỹ Blinken, ông nhắc lại cam kết vững chắc của Mỹ với NATO, “Chúng tôi hy vọng sẽ hồi sinh liên minh, đảm bảo liên minh trở lại như trước đây, mạnh mẽ và hiệu quả trong việc đối phó với các vấn đề nguy cơ ngày nay”.

Ông Blinken chỉ ra rằng Mỹ kiên quyết phản đối nỗ lực của Nga nhằm phá hoại liên minh NATO, tương tự cần đảm bảo NATO chú ý đến những thách thức mà Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đây cũng là một phần của tầm nhìn NATO năm 2030.

Tại hội nghị, ông Stoltenberg nhiều lần nhắc đến vấn đề ĐCSTQ, tương tự ông cho biết tại Hội nghị An ninh Munich (Munich Security Conference) vào tháng Hai năm nay: “Về mặt xuyên Đại Tây Dương, hậu quả tiềm tàng trong sự trỗi dậy của Trung Quốc (ĐCSTQ) liên quan đến an ninh, thịnh vượng và lối sống của chúng ta đã là vấn đề không thể phủ nhận”.

Ngoài vấn đề nguy cơ của ĐCSTQ, một trọng tâm khác trong chuyến thăm NATO của ông Blinken là vấn đề Afghanistan. Khi được hỏi liệu Mỹ có rút quân khỏi Afghanistan trước ngày 1/5 hay không, ông nói rằng Mỹ vẫn đang trong giai đoạn xem xét, nhưng sẽ đàm phán với các đồng minh NATO, “Chúng tôi đóng quân (ở Afghanistan) cùng nhau, và chúng tôi sẽ cùng nhau điều chỉnh, chúng tôi sẽ cùng nhau rời đi khi thời cơ chín muồi”.

Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Blinken cũng cho biết Tổng thống Biden có chỉ ra rất khó để rút quân trước thời hạn ngày 1/5, nhưng bất luận cuối cùng Mỹ áp dụng biện pháp gì cũng sẽ tham khảo ý kiến của các đồng minh NATO.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng, ông Stoltenberg nhấn mạnh các nước thành viên sẽ cùng nhau tham vấn và đưa ra quyết định về vấn đề Afghanistan. Các đồng minh châu Âu đã cùng với các đối tác khác trên thế giới và Mỹ đóng quân tại Afghanistan trong 20 năm.

Trước chuyến đi của Ngoại trưởng Blinken, ông Philip Reeker – quyền trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu của Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ ra, “Đây là cơ hội để Ngoại trưởng thảo luận về sáng kiến ​​NATO 2030 với các Ngoại trưởng”.

“Sáng kiến ​​NATO 2030” do Tổng thư ký NATO Stoltenberg đề xuất, cho rằng NATO phải duy trì bảo đảm sức mạnh quân sự, phải mạnh mẽ hơn về mặt chính trị, và chủ động hơn trong việc ứng phó với các vấn đề toàn cầu, bao gồm phản ứng với các chính sách quốc tế của ĐCSTQ gây ra đối với vấn đề an ninh xuyên Đại Tây Dương cũng như an ninh toàn cầu.

Tại Brussels, Ngoại trưởng Blinken cũng gặp Chủ tịch Ursula von der Leyen của Ủy ban Liên minh châu Âu và người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu là Josep Borrell. Họ thảo luận các vấn đề như nỗ lực phục hồi kinh tế để đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ứng phó với các thách thức toàn cầu từ ĐCSTQ, Nga và Iran.

Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: