Hơn 400 tình báo viên hoạt động trong Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ (IC), quân đội, cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp đã kết nối thành một mạng lưới không chính thức nhằm điều tra những bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020.

Embed from Getty Images

Ông Robert Caron là một trong những người thiết lập mạng lưới này. Ông bắt đầu sự nghiệp tình báo của mình tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Sau đó, ông tham gia Nhóm Tình huống Đặc biệt (Special Situation Group), một lực lượng đặc nhiệm do cựu Tổng thống George H.W. Bush thiết lập. Nhiệm vụ của nhóm này bao gồm việc lên kế hoạch chiến lược, kỹ thuật công nghệ, tổ chức điều tra trong và ngoài nước.

Trả lời tờ Epoch Times, ông Caron cho biết rằng mình đã được tuyển dụng vào mạng lưới trong năm 2014. Thời gian này, nhiều người trong cộng đồng tình báo (IC) đã chứng kiến ​​sự gia tăng của hàng loạt các hoạt động mờ ám. Nhiều viên chức IC đã bưng bít thông tin với lãnh đạo của họ, và lãnh đạo của họ cũng bưng bít thông tin với công chúng. Ông Caron còn tiết lộ thêm, vào năm 2014 Tướng Michael Flynn đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống khi ấy là ông Barack Obama vì đã “không thực hiện đúng [vai trò của mình] đối với hoạt động tình báo.”

Cùng năm đó, cựu Tổng thống Obama đã sa thải Tướng Flynn với lý do liên quan đến các vấn đề quản lý. Vào ngày 7/8/2014, Tướng Flynn rời vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) và kết thúc 33 năm binh nghiệp của mình. Đến tháng 12/2020, sau khi nhận được lệnh ân xá của Tổng thống Donald Trump, trong một cuộc phỏng vấn với The New York Post, Tướng Flynn cho biết rằng ông đã bị “dàn trận” trong cuộc điều tra thông đồng với Nga, một phần vì cựu Tổng thống Obama khi ấy sợ bị ông làm lộ hành vi tham nhũng của mình.

Khi đề cập đến cuộc tấn công vào các cơ sở của chính phủ Hoa Kỳ ở Benghazi, Libya, dẫn đến cái chết của một số quan chức Mỹ, ông Caron nói: “Tổng thống Obama đã không thực hiện đúng [vai trò của mình] đối với thông tin tình báo về Benghazi mà ông ấy nhận được.” Sau sự kiện đó, ông Carol tin rằng có rất nhiều người từ cộng đồng tình báo đã kết nối lại và bắt đầu kêu gọi những người khác tham gia mạng lưới.

Sau nhiều báo cáo về những bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020, mạng lưới điều tra này đã được mở rộng. Theo ông Caron, nhiều thành viên đang tập trung vào việc điều tra cuộc bầu cử, trong đó đa phần là hoạt động tình nguyện, chỉ một số người được trả công. Ông nói rằng theo những gì ông biết, quy mô của mạng lưới là “hơn 400” và mỗi thành viên, dựa trên quan sát của họ, đều nhận thấy hành vi gian lận bầu cử.

Ông Caron tiết lộ mạng lưới này bao gồm các cựu sĩ quan tình báo, các nhà phân tích, đặc vụ, quân nhân, lực lượng thực thi pháp luật và tư pháp đến từ FBI, CIA, Tình báo quân sự, DIA và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cùng nhiều cựu sĩ quan tình báo ở các quốc gia khác.

Ông nói thêm: “Vụ gian lận quá quy mô và trắng trợn, bất chấp những gì các phương tiện truyền thông dòng chính đã tuyên bố, chúng tôi cần tiếp tục đưa các thông tin này ra công chúng. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người từ cộng đồng tình báo và các cơ quan thực thi pháp luật rời vị trí của mình, điều này là chưa từng có.”

Cựu tình báo Caron đã chia sẻ một ví dụ về việc thao túng thông tin của các phương tiện truyền thông dòng chính mà ông từng chứng kiến ​​ở McAllen và Texas, khi Tổng thống Trump đến thăm bức tường biên giới vào tháng 1/2019.

Ông nói đã nhìn thấy hai nhóm tập hợp hai bên đường. Một bên khoảng 100 người còn bên kia thì đông hơn nhiều. “Rất nhiều người, dựa trên thông tin từ phương tiện truyền thông dòng chính, đã nghĩ rằng đám đông đó đều là những người chống lại Tổng thống. Nhưng không, họ là những người ủng hộ Tổng thống.”

Ông kể lại rằng ông đã hỏi họ nghĩ gì và nhận thức thế nào về việc  bức tường biên giới giúp gia đình họ cảm thấy an toàn hơn, và họ đáp lại nếu không có bức tường, nhiều tổ chức tội phạm Mexico sẽ vượt biên và ép con cái họ bán ma túy.

Một trong những cuộc điều tra hiện tại của mạng lưới IC tập trung vào sự can thiệp của nước ngoài đến cuộc bầu cử ngày 3/11 mà Đảng Cộng sản Trung Quốc là thế lực chủ chốt.

Nhật Minh (theo Epoch Times)

Xem thêm: