Trên trái đất này có vài chuỗi đảo dù diện tích nhỏ nhưng ý nghĩa địa chính trị rất lớn, một trong số đó là quần đảo Kuril ở Đông Bắc Á.

Embed from Getty Images

Ngày 16/12/2016, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản kéo dài 2 ngày của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (giữa bên trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản lúc đó là Fumio Kishida (đương kim Thủ tướng Nhật Bản) đã ký kết thỏa thuận (Nguồn: ALEXANDER ZEMLIANICHENKO/AFP/Getty).

Nằm ở cực bắc của quần đảo Kuril chính là cực bắc Nhật Bản, đây là vị trí quan trọng để kiểm soát các con đường biển đến Bắc Cực. Ý nghĩa chiến lược của quần đảo Kuril là lý do khiến Nga và Nhật Bản bất hòa không ngừng, nhưng có lẽ ý thức tầm quan trọng của Bắc Cực khiến Nga và Nhật Bản đã và đang đàm phán để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ – đây có thể là cơn ác mộng đối với tham vọng Bắc Cực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tuần trước Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thể hiện quyết tâm xây dựng quan hệ tin cậy với Nga qua Tổng thống Nga Vladimir Putin, từ đó thúc đẩy đàm phán hiệp ước hòa bình với Nga. Ông Kishida đã đưa ra nhận xét trước các nhà lập pháp trong phiên họp toàn thể của Thượng viện Nhật Bản vào tuần trước.

Vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II, trong một cuộc tấn công bất ngờ vào Nhật Bản, quân của Liên Xô (cũ) đã chiếm 4 hòn đảo cực nam của quần đảo biệt lập này ở phía bắc đảo Hokkaido của Nhật Bản, đến nay khu vực đó vẫn thuộc quyền tài phán của Nga. Tuy nhiên Nhật Bản chưa bao giờ công khai thừa nhận các yêu sách của Nga đối với khu vực, tạo thành điểm nóng địa chiến lược. Đây cũng là hệ quả hai nước chưa bao giờ ký hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt xung đột, gây trở ngại cho sự hợp tác chính trị và kinh tế giữa hai nước.

4 hòn đảo phía bắc bao gồm 2 hòn đảo lớn Kunashir và Iturup ở phía tây bắc, và 2 hòn đảo nhỏ Shikotan và Habomai ở phía đông nam mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril. Quần đảo Kuril rất quan trọng đối với Nga, eo biển giữa đảo Kunashir và đảo Iturup không bị đóng băng vào mùa đông, điều này có thể đảm bảo cho hạm đội Thái Bình Dương của Nga ở Vladivostok có thể đi vào Thái Bình Dương suốt cả năm. Và đây là quần đảo duy nhất cho phép hạm đội này tiến vào Thái Bình Dương.

Dảo Kuril
Bản đồ cho thấy vị trí của Nhật, Nga và quần đảo Kuril (Nguồn: Bản đồ thế giới)

Dù cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với bốn hòn đảo này, nhưng cả hai đều có ý định giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua các con đường ngoại giao, vì hiện nay họ có nguy cơ chung là ĐCSTQ. Có quan điểm từ hãng tin TFIGlobal cho rằng chính quyền Putin lo ngại tham vọng của Bắc Kinh trong việc phát triển “con đường tơ lụa” vùng cực cuối cùng sẽ dẫn đến việc ĐCSTQ tuyên bố chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ Viễn Đông của Nga và qua đó triển khai quân sự ở vùng này. Vùng Okinawa của Nhật Bản cũng là một hòn đảo mà ĐCSTQ tuyên bố chủ quyền.

Hiện nay, hai nước lo lắng về tham vọng của ĐCSTQ, nên Nga đang thúc đẩy Nhật Bản cùng khai phá các khu vực từ nam quần đảo Kuril đến Bắc Cực của Nga. Theo Reuters, Nga gần đạt được thỏa thuận hợp tác với một công ty Nhật Bản về công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon tại hòn đảo Sakhalin của Nga ở Thái Bình Dương để giúp hòn đảo có khả năng trung hòa carbon vào năm 2025. TFIGlobal cho rằng ý nghĩa địa chính trị của việc Moscow cho phép Tokyo vào Sakhalin là rất lớn, vì Trung Quốc đang có kế hoạch tiến vào Bắc Cực và con đường duy nhất là đi qua vùng Viễn Đông của Nga. Nhưng Moscow đã chủ động cho phép Nhật Bản tham gia, cho thấy trường hợp hợp tác Nhật – Nga này sẽ rất khó cho ĐCSTQ có thể thực hiện được ý đồ.

TFIGlobal chỉ ra, qua việc ký kết hiệp ước hòa bình với Nhật Bản sẽ giúp Nga có thể vào Thái Bình Dương mọi lúc; còn Nhật Bản sẽ có quyền lợi tương ứng trong việc tiến vào quần đảo Kuril, Viễn Đông và Bắc Cực. Nga và Nhật Bản có thể xây dựng bức thành chung để ngăn chặn tham vọng của ĐCSTQ tiến vào Bắc Cực.

Vọng Cầm, Vision Times

Xem thêm: