Hôm thứ Tư (ngày 7/7), truyền thông Indonesia đưa tin, nhà khoa học chính phụ trách thử nghiệm vắc-xin Sinovac ở Indonesia đã chết và bị nghi nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

shutterstock 1905639958
Vắc-xin ngừa virus corona mới của Sinovac Trung Quốc. (Ảnh: gungpri / Shutterstock).

Vào thời điểm bà Novilia Sjafri Bachtiar, người phụ trách chính thử nghiệm vắc-xin Sinovac qua đời, số người chết vì dịch ở Indonesia cũng đang tăng cao kỷ lục. Indonesia là một trong những quốc gia sử dụng rộng rãi nhất vắc-xin Sinovac của Trung Quốc.

Tờ Kumparan News đưa tin, bà Novilla chết vì virus corona mới (virus Trung Cộng). SINDOnews dẫn lời một quan chức của công ty dược phẩm nhà nước BioFarma cho biết bà đã được chôn cất theo quy trình COVID-19.

Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Erick Thohir đã đăng một thông điệp trên Instagram nói rằng ông bày tỏ sự chia buồn về cái chết của bà Novilla, gọi cái chết của bà là một “mất mát lớn” đối với BioFarma. Ông không nói rõ nguyên nhân cái chết của bà Novilla.

Ông Thohir nói: “Người quá cố từng là nhà khoa học chính và là người phụ trách hàng chục thử nghiệm lâm sàng do BioFarma tiến hành, bao gồm cả thử nghiệm lâm sàng về vắc-xin COVID-19 với sự hợp tác của Sinovac.”

BioFarma đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về cái chết của bà Novilla.

Sự gia tăng số ca nhiễm và tử vong của các nhân viên y tế Indonesia sau khi được tiêm vắc-xin Sinovac đã khiến ngoại giới phải đặt câu hỏi về hiệu quả của vắc-xin Sinovac trong việc ngăn ngừa việc phải nhập viện và tử vong sau khi nhiễm COVID-19.

Reuters đưa tin, theo dữ liệu từ nhóm dữ liệu độc lập Lapor COVID-19, 131 nhân viên y tế, chủ yếu được tiêm vắc xin Sinovac, đã tử vong kể từ tháng 6, trong đó có 50 người tử vong vào tháng 7.

Eka, người đã được chủng ngừa đầy đủ với Sinovac, cuối cùng đã phải nhập viện với các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng vào tháng trước. Ông nói với Reuters: “Nhiều đồng nghiệp của tôi không có lượng kháng thể tăng lên đáng kể sau khi tiêm Sinovac, có nghĩa là họ không có mức độ bảo vệ cao chống lại lây nhiễm.”

BBC đưa tin rằng các bác sĩ địa phương miễn cưỡng đưa ra câu hỏi công khai, nhưng riêng tư thừa nhận rằng họ đều nghi ngờ. Một bác sĩ phẫu thuật lồng ngực giấu tên cho biết, mặc dù cô đã tiêm xong hai liều vắc-xin Sinovac, nhưng một tháng sau, cô đã kiểm tra mức độ kháng thể với virus corona mới trong máu và thấy rằng hiệu quả kém hơn nhiều so với mong đợi.

Khi được BBC phỏng vấn bằng tiếng Indonesia, cô mô tả rằng vắc-xin không có tác dụng gì và cô vẫn chưa có kháng thể trong cơ thể. “Tôi đã làm xét nghiệm lại một tháng sau đó, và kết quả vẫn vậy.” Cô tiết lộ rằng một số đồng nghiệp của cô có kết quả tốt hơn, nhưng đối với cô, vắc-xin gần như vô dụng.

Indonesia lần đầu tiên báo cáo vào hôm thứ Tư rằng hơn 1.000 người chết vì COVID-19 chỉ trong một ngày, và số ca nhiễm đạt mức kỷ lục 34.379 người. Làn sóng nhiễm trùng mới nhất là do biến thể Delta, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.

Tại Thái Lan, nơi mà hầu hết các nhân viên y tế đều được tiêm vắc-xin Sinovac, vừa qua đã lộ ra một văn bản. Theo Reuters, đây là văn bản ghi nhớ nội bộ của Bộ Y tế Thái bị rò rỉ cho thấy, một quan chức giấu tên khuyến cáo nhân viên y tế tuyến đầu không nên tiêm liều thứ ba bổ sung bằng vắc-xin Pfizer, bởi vì điều này đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng “vắc-xin Sinovac (Trung Quốc) không có hiệu quả”. Khi bình luận này được đưa ra công khai, ngược lại càng khiến các chuyên gia y tế cộng đồng của Thái Lan hô hào mạnh mẽ rằng các nhân viên y tế của Thái Lan cần phải được tiêm bổ sung Pfizer. Hashtag “Tặng Pfizer cho nhân viên y tế” đang thịnh hành trên Twitter Thái Lan với hơn 624.000 lượt tweet vào hôm thứ Hai.

Mộc Lan (t/h)

Xem thêm: