Tỷ lệ nhân viên y tế lây nhiễm và tử vong do viêm phổi Vũ Hán của Indonesia là cao nhất trên toàn cầu. Mặc dù Chính phủ nước này đã triển khai tiêm chủng vắc-xin do công ty Sinovac Trung Quốc phát triển, tuy nhiên nhân viên y tế vẫn còn lo ngại về độ an toàn của vắc-xin này. Một số người nói rõ, họ từ chối tiêm vắc-xin do Sinovac Trung Quốc nghiên cứu phát triển.

shutterstock 1821959621
Vắc-xin Sinovac của công ty dược phẩm Trung Quốc (Ảnh: Shan_shan / Shutterstock).

Theo Reuters đưa tin, Chính phủ Indonesia hôm thứ Hai đã thông báo rằng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán “CoronaVac” do Sinovac Biotech Trung Quốc sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Vậy là Indonesia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vắc-xin của Sinovac Biotech ngoài Trung Quốc. Vắc-xin này được ưu tiên trong kế hoạch tiêm chủng quốc gia vào ngày 13, ưu tiên tiêm trước cho khoảng 1,5 triệu bác sĩ và y tá.

Theo Hiệp hội Y khoa Indonesia (Indonesian Medical Association), tính đến ngày 9/1, ít nhất 259 bác sĩ ở Indonesia đã tử vong vì dịch. Người đứng đầu hiệp hội, ông Daeng M. Faqih, nói rằng chúng ta có thể giảm thiểu số lượng lớn nhân viên y tế tử vong.

Tuy nhiên, một bác sĩ tên Yusdeny Lanasakti ở tỉnh Đông Java, khá lo lắng về hiệu quả của loại vắc-xin này, vị bác sĩ này nói rằng sẽ không từ chối vắc-xin mà là từ chối vắc-xin của Sinovac của Trung Quốc. Một bác sĩ khác tên là Tri Maharani cho biết, họ hy vọng có thêm nhiều thông tin để giảm bớt lo lắng, và cũng nói rằng bản thân đã từng bị nhiễm căn bệnh này, cho nên sẽ không tiêm vắc-xin.

Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia, Budi Gunadi Sadikin, tuyên bố rằng việc tiêm chủng sẽ bắt đầu triển khai từ thủ đô Jakarta. Để khuyến khích người dân tiêm chủng, Tổng thống Joko Widodo sẽ đi đầu trong việc tiêm chủng liều đầu tiên trên toàn quốc. Ông Budi Gunadi Sadikin nói rằng, mục tiêu trước mắt của Indonesia là tiêm vắc-xin cho 67% dân số (khoảng 181,5 triệu người) để đạt được miễn dịch cộng đồng. Chính phủ Indonesia ước tính sẽ mất 15 tháng để hoàn thành kế hoạch tiêm chủng.

Ngày 12/1 vừa qua, các nhà nghiên cứu Brazil cho biết kết quả thử nghiệm lâm sàng của nước này cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc-xin Sinovac là 50,4%. Trong khi đó, Indonesia đã phê duyệt vắc-xin dựa trên dữ liệu lâm sàng về khả năng bảo vệ 65,3%. Mức độ bảo vệ theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ít nhất phải đạt 50%.

Bà Siti Nadia Tarmizi, một quan chức của Bộ Y tế Indonesia nói rằng, những nhân viên y tế từ chối tiêm chủng sẽ không bị trừng phạt, nhưng kêu gọi các nhân viên y tế cần giữ cảnh giác với dịch bệnh.

Theo một cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 12 năm ngoái, chỉ có 37% người Indonesia sẵn sàng tiêm chủng; trong khi 40% người được hỏi cho biết họ sẽ cân nhắc việc này; và 17% nói rõ sẽ từ chối.

Ngoài ra, bác sĩ Agnes Christie Supangkat ở thủ đô Jakarta nói rằng bà sẽ không bị thuyết phục và sẽ không tiêm phòng. Bà nói rằng các cơ quan chức năng đang mong muốn nhanh chóng ngăn chặn dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng chỉ có một số ít thí nghiệm đã được hoàn thành mà thôi.

Tỷ lệ hiệu quả của vắc-xin Sinovac tại Brazil khiến chính quyền tương đối thất vọng

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), ngày 19/10, chính quyền bang Sao Paulo (Brazil) tiết lộ rằng, trong số các tình nguyện viên ở Brazil tham gia thử nghiệm trên người giai đoạn III của vắc-xin CoronaVac do Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc và Viện Sao Paulo Butantan của Brazil hợp tác nghiên cứu, 35% có tác dụng phụ nhẹ, bao gồm nhức đầu, sưng tấy tại chỗ tiêm, v.v.

Tại Brazil, 13.000 người đã được tiêm vắc-xin Sinovac trong giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng. Ban đầu, người ta đặt nhiều hy vọng vào loại vắc-xin này, nhưng quá trình này lại có nhiều biến đổi bất ngờ. Lúc đầu, Trung Quốc tuyên bố rằng tỷ lệ có hiệu quả của của vắc-xin Sinovac có thể lên tới hơn 90%. Dự kiến kết quả thử nghiệm được công bố vào đầu tháng 12/2020, nhưng bị trì hoãn đến ngày 22/12/2020 vẫn chưa công bố, và tiếp tục trì hoãn sau đó 15 ngày. Mặc dù kết quả công bố hôm 7/1/2021 nói là đạt hiệu quả 78%, nhưng đã bị nghi ngờ, bởi kết quả chỉ dành cho những bệnh nhân có triệu chứng nặng. Ngày 13/1/2021, tỷ lệ hiệu quả chung được công bố, và đã đã giảm xuống còn 50,4%. Kết quả này khiến chính quyền Brazil tương đối thất vọng.

Vương Quân, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: