Hôm 25/1, ông Joe Biden cho biết phiên tòa luận tội tại Thượng viện đối với cựu TT Donald Trump “phải xảy ra”, mặc dù trước đó ông Biden đã từng tỏ vẻ phản đối vấn đề này, cũng như thường xuyên đưa ra thông điệp “đoàn kết” nước Mỹ.

Embed from Getty Images

Trong một cuộc phỏng vấn ngắn với CNN hôm 25/1, ông Biden đã đưa ra những bình luận chi tiết nhất liên quan đến phiên tòa luận tội kể từ khi nhậm chức.

Mặc dù thừa nhận tác động tiêu cực tiềm ẩn của một phiên tòa đối với chương trình nghị sự của ông và các ứng cử viên trong Nội các, nhưng ông Biden vẫn nói rằng “nếu phiên tòa không xảy ra thì tác động sẽ tồi tệ hơn.” 

Ông Biden trước đây đã tỏ ra mâu thuẫn về quan điểm đối với phiên tòa, ám chỉ rằng ông phản đối nó, nhưng nói rằng ông sẽ để Quốc hội quyết định.

Năm ngày trước đó, ông Biden đã đọc bài diễn văn nhậm chức của mình và nhấn mạnh vào chủ đề “đoàn kết”, đề cập đến từ này không dưới tám lần. Tuy nhiên, mặc dù biết rằng Thượng viện không có khả năng kết tội một cựu Tổng thống, và mặc dù đã liên tục nói rằng Quốc hội phải ưu tiên bàn luận về các khoản cứu trợ cúm Vũ Hán, ông Biden vẫn tích cực khuyến khích việc trừng phạt người tiền nhiệm đã không còn tại vị.  

Nhiều Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã tranh luận công khai rằng Thượng viện không có thẩm quyền xét xử một cựu Tổng thống.

TNS Rand Paul cho hay: “Tôi phản đối hành động nực cười vi hiến này của một phiên tòa “luận tội” và tôi sẽ cố gắng đưa ra một phiên bỏ phiếu về việc liệu Thượng viện có thể tổ chức một phiên tòa xét xử một công dân bình thường hay không.” Ông cũng nói thêm rằng “các đảng viên Cộng hòa nên từ chối bất kỳ quy trình nào liên quan đến một đảng viên Dân chủ trong chiếc ghế chủ tọa thay vì Chánh án.”

TNS Tom Cotton cũng nói rằng một phiên tòa luận tội tại Thượng viện đối với một công dân bình thường nằm ngoài thẩm quyền của Hiến pháp.

Các nhà điều hành việc luận tội tại Hạ viện đã mang các điều khoản luận tội chống lại TT Trump lên Thượng viện vào tối hôm 25/1, chính thức kích hoạt phiên tòa luận tội cựu Tổng thống lần 2. Ông Trump trở thành Tổng thống đầu tiên bị luận tội hai lần.

Chánh án John Roberts sẽ không chủ trì quá trình tố tụng như ông đã làm trong phiên tòa luận tội đầu tiên của ông Trump. Thay vào đó, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy dự kiến ​​sẽ chủ trì. Ông Leahy hiện là chủ tịch lâm thời của Thượng viện và là đảng viên Dân chủ tại nhiệm lâu nhất tại đây.

Hiến pháp quy định Chánh án Tòa Tối cao sẽ là Chủ tọa khi người bị xét xử là đương kim Tổng thống của Hoa Kỳ, nhưng nếu các trường hợp khác xảy ra, một Thượng nghị sĩ có thể chủ tọa, theo Newsmax.

Lê Vy (t/h)

Xem thêm: