Hôm thứ Tư (05/01), các cuộc biểu tình của người dân Kazakhstan đã bùng lên dữ dội khiến nước này chìm trong hỗn loạn nhất kể từ thời Liên Xô sụp đổ. Người biểu tình đã chiếm sân bay và kéo đổ tượng cựu Tổng thống Nursultan Nazarbayev, đã khiến toàn Chính phủ Kazakhstan phải từ chức.

Embed from Getty Images

Ngày 4/1 người dân ở Kazakhstan đã biểu tình phản đối cựu lãnh đạo cộng sản và việc tăng giá dầu (Nguồn: Getty Images).

Theo Reuters, các video trên khắp đất nước Kazakhstan cho thấy những người biểu tình hét lên “Tên đầu sỏ, biến đi!”. Cũng có thể nghe thấy tiếng súng trong lúc các tòa nhà công cộng ở thành phố Almaty lớn nhất của Kazakhstan bị phóng hỏa.

“Tên đầu sỏ” mà người biểu tình nhắc đến là cựu Tổng thống Nazarbayev, lãnh đạo Đảng Cộng sản thời Xô Viết và vẫn có ảnh hưởng chính trị rất lớn trong nước, trong khi đương kim Tổng thống Tokayev (Kemel Tokayev) được ông dựng lên nắm quyền. Hôm thứ Tư (ngày 5/1/2022), những người biểu tình đã buộc dây thừng vào cổ và chân của bức tượng Nazarbayev và kéo đổ.

Hôm đó nhà chức trách Kazakhstan đã thông báo một số thành phố, bao gồm cả thủ đô Nur-Sultan, đã rơi vào tình trạng khẩn cấp, do đó thực hiện lệnh giới nghiêm từ 11 giờ tối đến 7 giờ sáng, hạn chế đi lại và cấm tụ tập đông người.

Phản ứng ban đầu của nhà chức trách cũng bao gồm việc cắt Internet, chặn tín hiệu điện thoại di động và bắt giữ các nhà báo nổi tiếng. Nhưng qua các video trên Internet cho thấy những người biểu tình ở Almaty đã đối đầu với cảnh sát chống bạo động và giành được ưu thế, khiến xe chở quân bọc thép của chính quyền phải bỏ chạy.

Embed from Getty Images

Ngày 5/1/2022, Kazakhstan tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trước đó vì giá nhiên liệu tăng cao đã bùng phát biểu tình và biến thành xung đột, những người biểu tình đã xông vào các tòa nhà chính phủ (Nguồn: Getty Images).

Embed from Getty Images

Ngày 5/1/2022, Kazakhstan tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trước đó vì giá nhiên liệu tăng cao đã bùng phát biểu tình và biến thành xung đột, những người biểu tình đã xông vào các tòa nhà chính phủ (Nguồn: Getty Images).

Embed from Getty Images

Ngày 5/1/2022, Kazakhstan tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trước đó vì giá nhiên liệu tăng cao đã bùng phát biểu tình và biến thành xung đột, những người biểu tình đã xông vào các tòa nhà chính phủ (Nguồn: Getty Images).

Một đoạn video do nhà phân tích rủi ro ở London (Anh) là Alex Kokcharov công bố cho thấy, cảnh sát Kazakhstan đã đứng về phía những người biểu tình chống lại chính quyền, những người biểu tình mừng rỡ chào đón họ.

Còn theo đoạn video do luật sư Bota Jardemalie của Bỉ đăng tải, một lữ đoàn cảnh sát ở bang Atyrau đang bàn giao quyền lực cho những người biểu tình, người dân biểu tình đã vỗ tay chào mừng họ.

Epoch Times hiện chưa thể xác nhận tính xác thực của các đoạn video trên.

Bất chấp việc Tổng thống đương nhiệm Kasym-Jomart Tokayev nhiều lần kêu gọi việc tấn công chính phủ và các văn phòng chính phủ là bất hợp pháp, nhưng hoạt động biểu tình vẫn chưa dừng lại, và ở một số khu vực đã xảy ra đụng độ bạo lực.

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình vì giá nhiên liệu tăng cao và phản đối sự cai trị của Nazarbayev. Ngày 1/1, chính quyền thành phố Almaty tuyên bố bỏ mức giá cao đối với một phần dầu và khí hóa lỏng. Ngày 2/1, hàng nghìn người đã tổ chức một cuộc biểu tình ở thành phố trung tâm dầu mỏ Zhanaozen.

Cảnh sát đã bắn lựu đạn gây choáng và hơi cay vào hàng ngàn người biểu tình, nhưng điều này không ngăn được những người biểu tình tiến vào Tòa thị chính Almaty vào sáng thứ Tư (ngày 5/1), thậm chí một số người biểu tình cầm dùi cui và khiên giành được từ cảnh sát.

Embed from Getty Images

Ngày 4/1/2022, xảy ra tình cảnh chưa từng thấy ở Almaty: hàng nghìn người biểu tình chống lại giá nhiên liệu leo thang. Cảnh sát đã bắn hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán người biểu tình (Nguồn: Getty Images).

Embed from Getty Images

Ngày 4/1/2022, xảy ra tình cảnh chưa từng thấy ở Almaty – thành phố lớn nhất của Kazakhstan: hàng nghìn người biểu tình chống lại giá nhiên liệu leo thang. Cảnh sát đã bắn hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán người biểu tình (Nguồn: Getty Images).

Embed from Getty Images

Ngày 4/1/2022 xảy ra tình cảnh chưa từng thấy ở Almaty – thành phố lớn nhất của Kazakhstan: hàng nghìn người biểu tình chống lại giá nhiên liệu leo thang. Cảnh sát đã bắn hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán người biểu tình (Nguồn: Getty Images).

Có vẻ như động thái biểu tình ở Kazakhstan này đã đặc biệt được chính quyền Nga chú ý và cảnh giác, họ đã cho máy bay vận tải quân sự hạ cánh xuống Kazakhstan.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: