Việc phim Hàn Quốc trở thành hiện tượng toàn cầu từ lâu đã được ví là “làn sóng Hàn Quốc”, gây ảnh hưởng ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Năm nay bộ phim mới “Trò chơi con mực” (Squid game) tiếp tục trở thành hiện tượng, đã đứng đầu về xếp hạng tại hơn 90 quốc gia. Vì đâu Hàn Quốc gây dựng được “quyền lực mềm” mạnh mẽ đến vậy?

(Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh Youtube Đông Phương.)

shutterstock 2052880862
(Nguồn: Shutterstock)

Câu chuyện từ bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Trò chơi con mực” kể việc dân chúng được kêu gọi tham gia vào trò chơi tử thần, phim đã được chiếu trên Netflix vào giữa tháng Chín. Ngay khi ra mắt, bộ phim đã đứng đầu về xếp hạng tại hơn 90 nước trên thế giới. Theo báo cáo tài chính quý III của Netflix, lượng đăng ký của công ty cũng tăng 4,38 triệu người, và trên toàn thế giới có 142 triệu gia đình đã xem. Cốt truyện của “Trò chơi con mực” nhẹ nhàng nhưng hiện trạng xã hội được thể hiện khiến người xem phải suy nghĩ. Hiện trạng gì? Đó là hiện tượng chênh lệch giàu – nghèo trong xã hội giàu có.

Người Trung Quốc không xa lạ với làn sóng ảnh hưởng từ phim truyền hình Hàn Quốc, cách ăn mặc cũng như ứng xử của đông đảo bạn trẻ Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng bởi phim truyền hình Hàn Quốc, gà rán bia cũng là văn hóa phim Hàn Quốc. Phim “Thượng lưu ký sinh” của Hàn Quốc đã giành được phim xuất sắc nhất năm 2020 của Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Austin, là phim nói tiếng nước ngoài đầu tiên từng giành được, làn sóng Hàn Quốc lan khắp nơi trên thế giới không phân biệt phương Đông hay phương Tây. Không nghi ngờ gì về văn hóa đại chúng và sức mạnh mềm của Hàn Quốc.

Nhiều người chú ý vấn đề “làn sóng Hàn Quốc”, nhưng cũng khó lý giải tại sao phim truyền hình Hàn Quốc lại được yêu thích đến vậy. Lẽ nào vì Hàn Quốc may mắn cho ra đời một số biên kịch và đạo diễn sáng tạo đã đưa phim truyền hình và phim điện ảnh Hàn Quốc cùng các nhóm nhạc vươn ra sân khấu thế giới? Không phải, đây là kết quả của nhiều thập kỷ làm việc chăm chỉ của Chính phủ Hàn Quốc và phe đối lập.

Xét từ vị trí địa lý và quá trình lịch sử, Hàn Quốc luôn bị kẹp giữa hai cường quốc quân sự, kinh tế và văn hóa là Trung Quốc và Nhật Bản. Vài thập niên trước, Hàn Quốc còn lo lắng văn hóa của họ bị văn hóa Nhật Bản hoặc văn hóa Trung Quốc đồng hóa, nhưng đó là chuyện đã qua 30 năm. Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Khi đó là thời Kim Dae-jung đang nắm quyền, đã hy vọng phục hưng kinh tế từ công nghiệp văn hóa nên quyết định kế hoạch hỗ trợ phát triển văn hóa Hàn Quốc. Với mục tiêu trong hai năm, mở rộng quy mô ngành công nghiệp văn hóa đại chúng Hàn Quốc lên mức 290 tỷ USD, vượt qua ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc vào thời điểm đó. Năm 1998, Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã cấp ngân sách 14 triệu USD và đến năm 2001, ngân sách tăng lên 84 triệu USD.

Để kích thích sản xuất phim, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng phương thức liên kết công – tư để phối hợp doanh giới trong các lĩnh vực khác nhau và cung cấp vốn vay cũng như đào tạo diễn viên; còn Bộ Văn hóa và Du lịch hỗ trợ tiếp thị ra nước ngoài và xuất khẩu các bộ phim truyền hình, điện ảnh, và nhạc pop của Hàn Quốc. Năm 2002, bộ phim truyền hình Hàn Quốc “Bản tình ca mùa đông” trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, chỉ riêng ở Nhật Bản, đồ lưu niệm liên quan [bộ phim] bán được 3,5 triệu USD. Năm 2004, khi nam diễn chính Bae Yongjoon đến thăm Nhật Bản đã được hàng ngàn người hâm mộ chào đón tại sân bay. Từ năm 2003 – 2004, chỉ trong một năm mà lượng khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc đã tăng vọt 75%, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tiết lộ đây là hiệu ứng của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc.

Namiseom 28 1503 1483844763
Phim “Bản tình ca mùa đông” của Hàn Quốc từng tạo thành cơn sốt tại nhiều quốc gia.

Kể từ đó, các khóa Chính phủ Hàn Quốc đều coi trọng “làn sóng Hàn Quốc”. Trong nhiệm kỳ của Roh Moo-hyun (2003-2008), chính phủ đã tăng trợ cấp cho các công ty khởi nghiệp về văn hóa. Chính phủ Lee Myung-bak (2008 –  2013) cũng đã trực tiếp nâng “làn sóng Hàn Quốc” lên tầm cao của sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng quốc tế, ngoài phim truyền hình, ông còn đặc biệt ủng hộ Kimchi. Đến nhiệm kỳ bà Park Geun-hye (2013 – 2017), bài phát biểu nhậm chức Tổng thống đã nhấn mạnh vấn đề làm giàu thêm văn hóa là một trong những chương trình hành động. Năm 2012, bài hát tiếng Hàn Gangnam Style đã phổ biến trên toàn thế giới, tính đến tháng Ba năm nay đã có 4 tỷ lượt xem bài hát này trên YouTube. Khi bà Park Geun-hye thăm nước ngoài đã trực tiếp thúc đẩy quảng bá “làn sóng Hàn Quốc”. Thành công của Gangnam Style càng thúc đẩy Chính phủ Hàn Quốc tăng cường nỗ lực hỗ trợ ngành công nghiệp văn hóa. Tổng thống hiện tại Moon Jae-in cũng thể hiện rõ ràng qua chính sách về thuế và trợ cấp ủng hộ việc sản xuất các sản phẩm văn hóa. Về vận dụng sức mạnh mềm, ông Moon Jae-in đã thực hiện chính sách hướng nam mới qua kết nối Ấn Độ và các nước Đông Nam Á thành một thị trường thống nhất cho “làn sóng Hàn Quốc”. Thậm chí chỉ định nhóm nhạc BTS làm đặc phái viên của tổng thống để phát biểu tại Liên Hợp Quốc.

Giá trị kinh tế do “làn sóng Hàn Quốc” mang lại là rất ấn tượng. Năm 2019, quy mô xuất khẩu văn hóa Hàn Quốc là 12,30 tỷ USD, trong khi năm 1998 con số này chưa đến 190 triệu USD. Năm 2017, số lượng lao động trong lĩnh vực văn hóa ở Hàn Quốc là gần 650.000 người, tương đương với 3 điểm phần trăm của lực lượng lao động Hàn Quốc. Theo thống kê của “Viện Nghiên cứu Hiện đại”, lợi ích kinh tế hàng năm của BTS lên tới 3,5 tỷ USD, năm 2017 có 800.000 khách du lịch nước ngoài đã đến Hàn Quốc vì BTS. Sức mạnh mềm văn hóa sở dĩ được gọi “sức mạnh mềm” là thế. Mặc dù thương mại giữa Hàn Quốc và Mỹ khá không cân xứng, cũng giống như thương mại Trung-Mỹ, nhưng nhìn chung ấn tượng của Mỹ cũng như phương Tây về Hàn Quốc rất tốt. Các thương hiệu như Samsung, Hyundai, Kia và LG đều được ưa chuộng, hoàn toàn khác thái độ với Nhật Bản vào những năm 1980 và với ĐCSTQ hiện nay.

Cuộc thăm dò của Gallup, một công ty tư vấn và phân tích của Mỹ có trụ sở tại Washington, cho thấy 77% người Mỹ có ấn tượng tốt về Hàn Quốc (dữ liệu này năm 2003 chỉ là 46%), vượt qua các đồng minh của Mỹ như Úc, Pháp, Đức và Anh. Ông Trump, bạn biết đấy, có đầy quyền lực ở Mỹ, nhưng ông chỉ trích Hàn Quốc dựa vào bảo hộ quân sự của Mỹ, chiếm ưu đãi từ Mỹ, điều này khiến công luận Mỹ không khỏi băn khoăn, nguyên nhân đằng sau chuyện này không chỉ là tình bạn gắn bó máu thịt giữa hai nước trong Chiến tranh Triều Tiên, vấn đề quan trọng hơn còn do “làn sóng Hàn Quốc”.

Nhưng phải nói rằng Hàn Quốc chưa đủ cứng rắn trong phát huy quyền lực mềm này. Tuy các phim như “Trò chơi con mực” hay “Thượng lưu ký sinh” nói lên khoảng cách giàu nghèo dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng Hàn Quốc đã bỏ qua vấn đề cai trị của chế độ độc tài của nước láng giềng do không muốn làm mất lòng Bình Nhưỡng: Seoul cấm các tổ chức tư nhân sử dụng khinh khí cầu để phân phối các sản phẩm văn hóa như đĩa flash, sách, thẻ nhớ… cho người dân Triều Tiên, cũng cấm phát loa phóng thanh tại biên giới Triều Tiên, vì Bình Nhưỡng xem những thứ đó là “gió nam”, thậm chí là vũ khí.

Lý do Hàn Quốc có được thành tựu về quyền lực mềm như ngày nay có liên quan mật thiết đến tự do, pháp quyền và dân chủ. Vì sáng tạo đòi hỏi không gian tự do, rất khó để kích thích sự sáng tạo dưới chế độ độc tài, đó là chưa nói đến sáng tạo phù hợp với các giá trị phổ quát. Hàn Quốc đã có bước đi dài trong thúc đẩy quảng bá văn hóa qua ra thế giới, nhưng còn chưa làm tốt nhất có thể trong thúc đẩy giá trị phổ quát [chính trị], trong khi đây mới là nơi sức mạnh mềm nên phát huy công dụng.

Đông Phương, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm của ​​cá nhân tác giả.)

Xem thêm: