Các nhà lãnh đạo G7 hôm Chủ nhật (13/6) đã “hành động khẩn cấp” để đảm bảo tương lai của hành tinh bằng cách thống nhất các mục tiêu bảo tồn và khí thải mới nhằm hạn chế biến đổi khí hậu. Hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày được cho là “kết thúc tốt đẹp,” nơi sự “đoàn kết” của phương Tây đã được hồi sinh.

E3m4D8pXwAsIVuM
Các nhà lãnh đạo G7 ở Cornwall, Anh Quốc (Ảnh: Twitter chính thức của G7 UK)

Các nhà lãnh đạo G7 đã tổ chức buổi họp mặt trực tiếp đầu tiên sau gần hai năm do đại dịch virus Vũ Hán. Cam kết chung được đưa ra sau Hội nghị sẽ đồng ý bảo vệ ít nhất 30% cả đất liền và đại dương trên toàn cầu vào cuối thập kỷ này.

“Hiệp ước Thiên nhiên” được thành lập để cố gắng ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát đa dạng sinh học bằng những cam kết giảm gần một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030 so với năm 2010, tuyên bố cho biết.

Cam kết bao gồm việc loại bỏ dần việc sử dụng than đá “càng sớm càng tốt”, chấm dứt hầu hết hỗ trợ của chính phủ đối với lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài và loại bỏ dần ô tô chạy xăng và diesel.

Tại Hoa Kỳ, chính quyền Biden đã đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu “cấp tiến” nhằm chống biến đổi khí hậu như vậy, điển hình nhất là việc dừng đường ống dẫn dầu Keystone XL khiến hàng nghìn người mất việc làm đồng thời gia tăng nguy cơ mất an ninh năng lượng của Mỹ. Ông Biden cũng cam kết nhiều hỗ trợ cho xe ô tô điện.

Ca ngợi hiệp ước, người chủ trì Hội nghị Boris Johnson cho biết G7 muốn “thúc đẩy một cuộc Cách mạng Công nghiệp Xanh toàn cầu để thay đổi cách chúng ta sống”.

Thủ tướng Anh nói thêm: “Có một mối quan hệ trực tiếp giữa việc giảm lượng khí thải, phục hồi thiên nhiên, tạo việc làm và đảm bảo tăng trưởng kinh tế dài hạn”.

Biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu của Anh Quốc tại G7 năm nay, khi nước này cố gắng tạo cơ sở để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về môi trường COP26 của Liên hợp quốc vào tháng 11.

Trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị bàn tròn, ông Johnson cho rằng họ nên “Xây dựng trở lại tốt đẹp hơn” [Build Back Better – dựa theo khẩu hiệu tranh cử của ông Biden] theo cách “trung lập hơn về giới tính, có lẽ là nữ tính hơn.

“Điều mà người dân của các quốc gia của chúng ta giờ đây mong muốn [là] chúng ta cùng nhau đánh bại đại dịch và thảo luận về cách chúng ta sẽ không bao giờ lặp lại những gì chúng ta đã thấy. Ngoài ra, nó còn là làm cách nào để cùng nhau ‘xây dựng trở lại tốt đẹp hơn’, xây dựng lại môi trường xanh hơn, xây dựng lại công bằng hơn và xây dựng trở lại bình đẳng hơn, và… theo cách trung lập hơn về giới tính và có lẽ là một cách nữ tính hơn,” ông Johnson nói.

Trước đó, ông Johnson được cho là một người thuộc phe bảo thủ, nhiều phương tiện truyền thông miêu tả ông là một nhà lãnh đạo giống Trump của một chính phủ thiên hữu cứng rắn. Tuy vậy, những tuyên bố “thức tỉnh” (woke) của ông tại G7 là bằng chứng mới nhất cho thấy điều này chưa bao giờ thực sự xảy ra.

Trước đó, ông Johnson là người ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng EU, thậm chí còn cho rằng khối này nên nhận Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia đa số là người Hồi giáo nằm gần như hoàn toàn bên trong khu vực Tiểu Á chứ không phải châu Âu, để thống nhất “hai nửa của Đế chế La Mã, đông và tây”.

Với tư cách là Thị trưởng London, ông cũng nghiêng hẳn về cánh tả đối với một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn bằng cách ủng hộ lệnh ân xá cho người nước ngoài bất hợp pháp. Ông cũng từng chỉ trích mạnh mẽ cựu TT Donald Trump, nói rằng ông Trump “rõ ràng là mất trí” và “không thích hợp để nắm giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ” khi ông đề nghị một lệnh cấm tạm thời đối với người Hồi giáo nhập cư sau một loạt các cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo cực đoan ở châu Âu và Hoa Kỳ vào năm 2015.

Nhật Minh (theo Breitbart News)

Xem thêm: