Nuon Chea, nhân vật lãnh đạo số 2 của chế độ Khmer Đỏ, qua đời ở tuổi 93 hôm 4/8. Những năm cuối 1970, khi Khmer Đỏ thống trị Campuchia, Nuon Chea đã phạm phải nhiều tội ác vi phạm nhân quyền và tội diệt chủng. Năm 2018, ông bị toà án đặc biệt tại Campuchia kết án tù chung thân. 

Embed from Getty Images

Hình ảnh ông Nuon Chea tại phiên xét xử của toà án ECCC ngày 16/11/2018. (Ảnh từ Getty Images)

Theo BBC, một phát ngôn viên của Tòa án Khmer Đỏ (ECCC) xác nhận, ông Nuon Chea đã qua đời ở tuổi 93 trong bệnh viện. Nguyên nhân cái chết không được công bố.

Tờ Washington Post đưa tin, Nuon Chea là một người tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản, cũng là trợ thủ của thế lực cực tả và Khmer Đỏ tại Campuchia, Nuon Chea biệt danh là “anh hai”. Trong thời gian từ năm 1975 đến 1979, khi thế lực Khmer Đỏ thống trị Campuchia, chế độ này đã phạm phải nhiều tội ác vô nhân đạo; Nuon Chea là người chịu trách nhiệm chính cho những tội ác đó. Thời điểm đó, Nuon Chea đã thi hành chính sách diệt chủng, khiến cho khoảng 2 triệu người mất mạng, tương đương với 1/4 dân số Campuchia lúc đó. 

Năm 2014, Nuon Chea 88 tuổi, bị đưa ra xét xử định tội bởi toà án đặc biệt tại Campuchia do Liên Hợp Quốc và chính phủ Campuchia lập ra (ECCC), ông đã bị tuyên án tù chung thân. Ông là một trong 2 bị cáo trong phiên toà, một người khác nữa là Khieu Samphan, là lãnh đạo trên danh nghĩa của Khmer Đỏ. Năm 2018, toà án này phát hiện chứng cứ Nuon Chea tiến hành diệt dùng hàng loạt đối với người dân tộc thiểu số, do đó tiếp tục kết án ông tù chung thân. 

Phóng viên George Wright của Đài BBC cho biết, Nuon Chea trước sau vẫn luôn coi mình là một người yêu nước và kiên định theo đuổi mục tiêu chủ nghĩa cộng sản. Nhưng lịch sử sẽ nhớ đến ông như một nhà lãnh đạo tàn nhẫn chứng kiến cái chết của khoảng một phần tư dân tộc mình trong một số tội ác tồi tệ nhất của Thế kỷ 20.

Tội ác của chính quyền Khmer Đỏ

Khi đó, Khmer Đỏ vì muốn xây dựng một xã hội cộng sản nông nghiệp tự cung tự cấp, nên sau khi nắm quyền, đã ép buộc các thành phố trên toàn quốc bỏ hoang và ép buộc người dân về nông thôn trồng trọt. Do mệnh lệnh này, nên tất cả cư dân thành phố bị cưỡng chế di dời về nông thôn, để sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra Khmer Đỏ còn xoá bỏ chế độ tiền tệ, huỷ bỏ tài sản tư hữu, đóng cửa ngân hàng, cấm người dân đi học và tham gia vào các hoạt động tôn giáo. Nếu có ai vi phạm, nghiêm trọng nhất sẽ bị hành quyết. 

Do Khmer Đỏ dùng các kiểu thống trị khủng bố như cưỡng chế lao động, thanh trừng nội bộ, bức hại chính trị, lao động cải tạo, trại tập trung và thảm sát; lại do các chính sách không thoả đáng dẫn đến nạn đói, chết vì lao động quá sức, dịch bệnh, nên trong thời gian thống trị Campuchia 3 năm 8 tháng ngắn ngủi, có khoảng 2 triệu người đã tử vong, tương đương 1/4 tổng dân số trên toàn Campuchia thời điểm đó. 

Ngoài gây ra cái chết vì nạn đói và lao động quá sức, nhằm để củng cố chính quyền, Khmer Đỏ còn toàn lực thanh trừng phần tử thân Việt Nam, nhân viên thuộc chính phủ và quân đội của chính phủ trước, tăng lữ, những người bất đồng chính kiến và phần tử trí thức, v.v, hở một chút là dùng gậy gỗ đánh người đến chết hoặc thực thi hành quyết trên quy mô lớn. 

Từng gây nhiều tai tiếng nhất Phnom Penh là Trại tập trung S-21, hiện đã cải tạo thành khu tưởng niệm diệt chủng. Mọi thứ ở trại tập trung này khiến cho thế hệ sau phải sởn tóc gáy, thời điểm đó, lính coi ngục thường xuyên dùng cực hình như dùng roi điện, khoan não, treo ngược người, xâm hại tình dục, v.v, để bức cung phạm nhân, và chuyển đến Cánh đồng chết Choeung Ek ở phía Nam Phnom Penh.

Huệ Anh

Xem thêm: