Gần đây, truyền thông Nepal “Khabarhub” có được báo cáo tiết lộ nhân viên an ninh quốc gia Trung Quốc đã có thời gian dài ẩn nấp ở Nepal, đồng thời ngầm ly gián mối quan hệ giữa Nepal với Mỹ và các nước khác. Các hoạt động ly gián bao gồm thông qua mua chuộc tầng lớp tinh hoa tại địa phương, với ý đồ khiến cho kế hoạch bổ trợ “Thách thức Thiên niên kỷ” mà Mỹ thúc đẩy ở Nepal có thể bỏ dở giữa chừng. 

新建项目 16
Thủ tướng Nepal Sher Bahadur Deuba (Nguồn: Fusionism/ Wikimedia)

Cơ quan an ninh quốc gia Nepal tiến hành điều tra nhiều tháng đối với hoạt động tình báo của Trung Quốc trên lãnh thổ Nepal, cuối cùng đã hoàn thành báo cáo 50 trang. Chi tiết báo cáo ghi lại cách thức vận hành, nhiệm vụ và mục đích, mạng lưới liên lạc cùng nguồn nhân lực của gián điệp Trung Quốc. Đồng thời cũng liệt kê danh sách nhân viên tình báo Trung Quốc giả thành nhân viên ngoại giao, phóng viên, doanh nhân, v.v. Trong đó có 5 trang giới thiệu về “Ning Lin” (Ninh Lâm), nói rằng ông ta sinh năm 1984 tại Hồ Bắc, Trung Quốc, thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, chuyên thu thập tình báo nước ngoài và tiến hành hoạt động chống tình báo. Người này còn có 2 hộ chiếu, một hộ chiếu khác có tên “Oscar Ning”.

Báo cáo nói rằng gián điệp của Bắc Kinh mà Ninh Lâm đứng đầu, liên tục đứng sau gây chia rẽ quan hệ giữa Nepal và nước ngoài, nhất là lấy Mỹ làm mục tiêu hàng đầu. Nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là bằng mọi giá mua chuộc những người có quyền lực tại Nepal như nhân vật chính trị, học giả, truyền thông, doanh nhân, và vận động hành lang để họ phản đối quốc hội thông qua kế hoạch bổ trợ hợp tác giữa hai nước Mỹ và Nepal “Thách thức thiên niên kỷ” (Millennium Challenge Corporation,MCC). Gián điệp Bắc Kinh còn cố ý phát tán tin giả để cố gắn phá hoại hình ảnh của Mỹ. Sau khi Thủ tướng Sher Bahadur Deuba nhậm chức, Ninh Lâm hoạt động sôi nổi hơn nữa. 

Được biết, kế hoạch “Thách thức Thiên niên kỷ” được xác lập từ thời cựu Tổng thống Mỹ Bush. Mục đích của kế hoạch này là xúc tiến hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia khác nhằm thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng. Tháng 9/2017, phía Nepal đã đạt được thỏa thuận với Thứ trưởng Mỹ John Sullivan, thỏa thuận này cho biết Mỹ sẽ viện trợ 500 triệu USD và Nepal sẽ tự xoay sở 130 triệu USD, để xây cơ sở hạ tầng cung cấp điện và đường xá. Tuy nhiên, thỏa thuận này trước tiên phải được quốc hội 2 nước phê duyệt, do đó mới để cho Trung Quốc có cơ hội ngăn cản.

Quan chức an ninh quốc gia và tình báo Nepal chỉ ra, họ đã giám sát từng hành động của cơ quan tình báo Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, học thuật, truyền thông, v.v. Hơn nữa cũng đã nắm giữ được bằng chứng của mạng lưới tình báo Trung Quốc, hiện giờ chỉ đợi chính phủ ra lệnh làm tan rã. Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo, sự gia tăng và tăng cường của hoạt động tình báo của Bắc Kinh có thể sẽ tác động đến chủ trương chính trị của Nepal. Báo cáo kêu gọi chính phủ xác lập chiến lược hoặc đặt ra quy trình chống lại sự can dự của nước ngoài. 

Mới đây, Đại sứ Nepal tại Đan Mạch Vijay Kant Karna phê bình, đây chính là bằng chứng cho thấy Trung Quốc công nhiên can thiệp vào công việc nội bộ của Nepal. Gần đây, Nepal bị kìm kẹp trong đối lập địa chính trị, và đây là hậu quả của việc Trung Quốc gia tăng hoạt động tình báo ở Nepal.

Đài Á Châu Tự Do trích dẫn phân tích của giáo sư Phùng Sùng Nghĩa, thuộc Khoa Chính trị học – Đại học Đại học Công nghệ Sydney (Úc), cho biết mặc dù không cách nào chứng thực được báo cáo này là thật hay giả, nhưng nội dung mà nó miêu tả hoàn toàn phù hợp với thủ pháp mặt trận thống nhất và bành trướng của Bắc Kinh. Bởi vì Bắc Kinh lo lắng các nước láng giềng có liên hệ mật thiết với địa chính trị, sợ họ xích lại gần hơn các nước phương Tây. Ông Phùng cũng cho rằng nếu không phải cách làm của Bắc Kinh vượt lằn ranh thì cũng không đến nỗi bị Nepal lật tẩy.

Vương Quân, Vision Times

Xem thêm: