Damien Tare, 28 tuổi, người đã tát Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm thứ Tư (ngày 9/6) đã bị xử 18 tháng tù, trong đó 4 tháng tù giam và 14 tháng án treo, bị tước quyền lợi công dân 3 năm, suốt đời không được làm việc trong lĩnh vực công vụ. 

Macron
Hiện trường nơi Tổng thống Macron bị tấn công (Nguồn: Chụp màn hình video)

Hôm 8/6, Tổng thống Pháp Macron trên đường đi thị sát miền nam, khi bắt tay với một người dân đã bất ngờ bị đối phương tát, khoảnh khắc tổng thống bị tát đã xuất hiện vô số lần trên mạng xã hội, nước Pháp trong phút chốc gặp phải một cơn địa chấn chính trị nhỏ. Chính giới không phân tả hữu nhất trí lên án hành vi bạo lực này, họ cho rằng đây không chỉ là sỉ nhục bản thân ông Macron, mà cũng là sỉ nhục Cộng hòa Pháp.

Tờ báo Le Monde, một tờ báo được coi là trung tả đã phát biểu bài xã luận như trên. Bài xã luận viết: Ngày 8/6, Tổng thống nước Cộng hòa [Pháp] có chuyến thăm lần thứ hai để tìm hiểu về “khí hậu” ở vùng sâu của Pháp kể từ khi Pháp ra lệnh cấm đi lại, nhưng lại xảy ra sự kiện khiến người ta tức giận. Một người đàn ông hô lớn khẩu hiệu phe “chủ nghĩa Bảo hoàng”“đả đảo chủ nghĩa Macron” đã tát một bạt tai vào vị tổng thống vừa mới tham quan một trường trung học.

Tại nước cộng hòa thứ 5, đây không phải là lần đầu một lãnh đạo quốc gia trở thành mục tiêu tấn công của một đoàn thể nhỏ hoặc một cá nhân bị bao trùm bởi thù hận. Năm 1962, thành viên quân đội bí mật của Pháp (OAS) phản đối Chiến tranh giành độc lập Algérie đã nổ súng vào tướng Charles de Gaulle; năm 2002, trong lúc duyệt binh mừng quốc khánh trên Đại lộ Champs-Élysées, Bruneri (25 tuổi) đã có ý đồ dùng cây giáo dài để mưu sát ông Jacques Chirac; lần này việc tấn công ông Macron mặc dù không có kịch tính đến thế,  nhưng từ góc độ của tờ báo Le Monde, trong khung cảnh tổng thống gặp mặt với đám đông chào đón lại đột nhiên bị tát và bị người đi cùng ghi hình, rồi lập tức đăng lên Twitter để lan truyền, do đó sự kiện này có tính tượng trưng mạnh mẽ. Nó có nghĩa đây là một thời kỳ bạo lực thịnh hành, một thời khắc mà bầu không khí tràn đầy sự bất an. Một cơn gió ác đang thổi về phía chế độ dân chủ.

Tờ Le Monde cho rằng mỗi một công dân đều có quyền lợi thích hoặc không thích tổng thống nước cộng hòa, đây là tín ngưỡng của cá nhân người đó. Tuy nhiên, tát tổng thống cộng hòa, không thừa nhận một người lên nắm quyền qua bầu cử phổ thông, từ đó không thừa nhận ông là đại diện của nhân dân Pháp, chính là giẫm đạp lên quy tắc của tất cả chế độ đại nghị dân chủ. Sau vài tiếng đồng hồ xảy ra sự việc này, Thủ tướng Pháp Jean Castex đã kêu gọi nêu cao tinh thần cộng hòa, không nghi ngờ gì đây là cách làm rất đúng, mặc dù bản thân ông Macron cho rằng sự kiện này là một “hành động cô lập”, nhưng không nghi ngờ gì đây là một sự đe dọa nhắm vào chế độ dân chủ của nước Pháp.

Tờ Le Monde chỉ ra, nhiều năm qua, bạo lực nhắm vào đại biểu dân bầu của nước cộng hòa không giảm mà còn tăng, dù nhắm vào thị trưởng, nghị sĩ, thành viên nội các chính phủ, bạo lực ngôn ngữ hay bạo lực tay chân, bạo lực đã trở thành nhiên liệu của mạng xã hội. Trên mạng xã hội, rất nhiều công dân phát tiết bất mãn cá nhân, trong vòng tròn bạn bè kích thích mạnh mẽ, cái gì cũng có thể nói, cái gì cũng có thể oán trách, đúng hay sai cũng coi như nhau, tất cả dường như hợp tình hợp lý. Điều này đã dẫn đến môi trường chính trị trở lên cấp tiến, biện luận của cộng hòa trở lên nghèo nàn, điều này đúng là hai liều thuốc độc cho nước cộng hòa.

Cái tát này không nghi ngờ gì chính là sản vật của bối cảnh trên, ví dụ như sau khi sự kiện xảy ra, điều khiến người ta thanh thản là dù cực tả hay cực hữu, các đảng phái đều nhất trí lên án bạo lực. Nhưng đừng quên rằng hai ngày trước khi sự việc này xảy ra, là nhân tố nào đã nuôi dưỡng cho nó. Chuẩn bị cho cuộc biện luận tranh cử tổng thống nước cộng hòa lần thứ 3, lãnh đạo Jean-Luc Mélenchon, một nhân vật cực tả, được mệnh danh là “Nước Pháp Bất Khuất” (La France Insoumise) và được đảng Cộng Sản Pháp ủng hộ, đã gây ra một làn sóng phẫn nộ khi dự báo bằng miệng thuyết âm mưu rằng: “Trong tuần cuối cùng của cuộc tranh cử tổng thống sẽ xảy ra sự cố nghiêm trọng thậm chí là vụ ám sát”.

Ông Jean-Luc Mélenchon đã dùng điều này để vạch trần người phỉ báng ông, một video được biên soạn bởi một nhân vật nổi tiếng trên mạng cực hữu mô phỏng việc hành quyết một đảng viên “Nước Pháp Bất Khuất”. Video này lại được Éric Zemmour – một nhà báo nổi tiếng đồng thời là một bình luận viên truyền hình vỗ tay tán thưởng. Tờ Le Monde cảm thán, sự mặc cả cực đoan này đã khái quát tất cả những vấn đề hiện có của nước Pháp lúc này, vậy thì ai có thể đưa vào cuộc biện luận này một điểm lý tính đây?

Hôm thứ Năm (ngày 10/6), nạn nhân của sự kiện này – Tổng thống Macron cho rằng quốc gia không phải ở trong khủng hoảng thời kỳ “Phong trào áo khoác vàng”, ông nhấn mạnh bầu không khí chủ nghĩa lạc quan tràn đầy sau khi dịch bệnh tại Pháp thuyên giảm mạnh. Ông nói, “Hiện giờ tôi cảm giác cả nước Pháp bao trùm bởi một không khí chủ nghĩa lạc quan, một loại ý chí mạnh mẽ quay trở lại cuộc sống ở mọi phương diện”. Vị tổng thống trẻ tuổi này nói, “Chẳng có gì nghiêm trọng khi bạn bị một cái tát vào mặt khi bước vào đám đông”.

Liệu ông Macron có chuẩn bị tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo không? Ông lấy lý do “không đúng lúc” để né tránh câu hỏi, “Khi câu hỏi về tương lai của cá nhân tôi thực sự được đưa ra, tôi sẽ nói cho bạn một cách thẳng thắn”. 

Theo RFI 

Xem thêm: