Liên Hiệp Quốc tuần trước đã phát hành báo cáo cho biết chế độ Iran lạm dụng, tra tấn, cưỡng hiếp tù nhân có hệ thống và gia tăng hạn chế tự do ngôn luận và tiếp cận Internet.

Iran Prison
(Ảnh Getty Images)

Báo cáo nêu trên do bà Asma Jahangir – nhà hoạt động nhân quyền người Pakistan và là báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền – soạn thảo. Bà Jahangir đã qua đời vào tháng trước và không có thông tin cụ thể về nguyên nhân cái chết của nhà hoạt động nhân quyền này.

Theo kênh  Radio Farda, chi nhánh tại Iran của Đài Châu Âu Tự do (RFE) của Mỹ, bà Jahangir đã viết trong báo cáo rằng bà đã chứng kiến “một hình ảnh đáng lo ngại đang phát triển trong tình hình nhân quyền” tại Iran kể từ khi bà chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo trong tháng 8/2017.

Bất chấp những cam kết từ chính quyền Iran, việc cải thiện nhân quyền không có tiến triển hoặc được thực thi rất chậm chạp và từng phần. Các báo cáo đồng loạt ghi nhận về hình thức gây áp lực cả về thể chấp và tinh thần lên các tù nhân để ép buộc họ nhận tôi, một số vụ việc đã được phát sóng”, Radio Farda dẫn lời bà Jahangir.

Cũng theo Radio Farda, “bản cáo cáo của bà Jahangir chỉ ra rằng tại Iran trong năm 2017 có 482 vụ hành quyết, trong đó có 5 người phạm tội ở độ tuổi vị thành niên, giảm hơn so với con số 530 người bị hành quyết năm 2016 và 969 người năm 2015”.

Báo cáo nói rằng những người bị giam giữ tại Iran bị tra tấn trong suốt thời gian thẩm vấn. Họ được cho là không được điều trị y tế, phải chịu các hành vị xâm hại tình dục như hiếp dâm, sốc điện và cắt bỏ bộ phận sinh dục.

Cũng theo báo cáo của bà Jahangir, thường dân Iran không có tự do ngôn luận, biểu đạt ý kiến hay tự do báo chí. Chính quyền Iran đã đóng cửa khoảng 7 triệu địa chỉ Internet trong vòng 3 năm qua. Thêm nữa, phụ nữ, các nhóm thiểu số, các tín đồ của các tôn giáo khác ngoài Hồi giáo và những thành viên của cộng đồng LGBT (đồng tính nam, nữ và chuyển giới) tiếp tục bị kỳ thị.

Trong tuần này, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ thảo luận cụ thể về nội dung báo cáo của bà Asma Jahangir.

Hiện nay, tình hình tại Iran vẫn đang rất bất ổn. Các cuộc biểu tình của người dân trên khắp cả nước khởi phát từ ngày 28/12/2017 vẫn tiếp diễn. Thông tin từ truyền thông quốc tế cho biết đã có hàng ngàn thường dân bị bắt và hàng chục người đã chết do xung đột với lực lượng chức năng của chế độ Tehran. Những cuộc biểu tình gia tăng cũng khiến cho chính quyền Iran đẩy mạnh các hạn chế Internet và chặn không cho người dân truy cập vào các ứng dụng chia sẻ thông tin như Telegram và Instagram.

Hùng Cường (T/h)

Xem thêm: