Gần đây, cùng với sự nóng lên tại biên giới Trung – Ấn, một số nguồn tin cho biết, quân đội Trung Quốc đã bắn cảnh cáo tại biên giới, phá vỡ thỏa thuận không nổ súng trong 45 năm qua. Truyền thông Ấn Độ đưa tin, Trung Quốc dự tính chuẩn bị phát động một cuộc đột kích tương tự cuộc xung đột đẫm máu hôm 15/6 và có ý hăm dọa, thậm chí chuẩn bị tấn công Ấn Độ.

Embed from Getty Images

Ngày 7/9/2020, quân đội Ấn Độ di chuyển đến Ladakh. (Ảnh: Getty Images)

Theo báo cáo của kênh Truyền hình New Delhi, Ấn Độ, vào ngày thứ hai khi quân đội Trung Quốc cố gắng đóng cửa thành trì của Ấn Độ ở Pangong Tso trên bờ nam Ladakh, đã xuất hiện tấm ảnh chụp “đại thế đao” – một loại đao dài kiểu Trung cổ và súng trường tự động. Từ những bức ảnh này, có thể thấy, khả năng Trung Quốc đang âm mưu tiến hành một cuộc đụng độ khoảng cách gần, tương tự như vụ xung đột khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng vào ngày 15/6 tại Thung lũng Galwan.

Theo một nguồn tin được trích dẫn bởi Thời báo Ấn Độ (Times of India), vào khoảng 6 giờ chiều (giờ địa phương) ngày 7/9, 50-60 binh sĩ Trung Quốc đã đến nơi đóng quân của binh sĩ Ấn Độ ở bờ nam hồ Pangong. Lính Ấn Độ lập tức yêu cầu lính Trung Quốc rút lui.

Do binh lính Trung Quốc được trang bị các loại vũ khí như gậy, giáo, dùi cui nên phía Ấn Độ khá lo lắng về một cuộc xung đột đẫm máu khác có thể sẽ sớm xảy ra.

Các nguồn tin đề cập quan ngại quân đội Trung Quốc có thể lên kế hoạch quay trở lại vào ban đêm và thực hiện các cuộc phục kích, đánh lén như lần trước.

bien gioi trung an quan doi an do shutterstock 1758061430
Quân đội Ấn Độ tiến đến biên giới Trung-Ấn vào ngày 17/6/2020 (Ảnh: Sajadhameed / Shutterstock).

Ngay tại thời điểm lính Ấn Độ buộc lính Trung Quốc rời đi, lính Trung Quốc bất ngờ bắn 10-15 phát đạn chỉ thiên, mặc dù vậy, phía Ấn Độ đã không bắn bất kỳ phát nào trong toàn bộ quá trình. Sau đó, tiếp tục xuất hiện bức ảnh độc quyền của Kênh New Delhi TV về loại vũ khí “đại thế đao” còn hung ác hơn so với “gậy răng sói” được phía Trung Quốc sử dụng trước đó.

Các nguồn tin cho biết, binh sĩ Trung Quốc đang cố gắng chiếm giữ các vị trí cao chiến lược của Mukhpari và Rezang La từ tay quân đội Ấn Độ và buộc họ phải sơ tán. Chủ yếu là do các vùng cao nguyên chiến lược ở bờ nam của Hồ Pangong do Ấn Độ chiếm đóng có thể nhìn được tình hình quân đồn trú chính của Trung Quốc ở khu vực Moldo. Binh lính Trung Quốc hy vọng chiếm được các vị trí chiến lược trong vòng ba đến bốn ngày gần đây, và họ cũng đã làm hỏng hàng rào sắt vào đêm thứ Hai (ngày 7/9).

Theo một báo cáo trên tờ Economic Times, Ấn Độ, gần đây, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm các địa điểm chiến lược, nhưng gặp phải cản trở của quân phòng thủ Ấn Độ. Tuy nhiên, theo giới chức Ấn Độ, Trung Quốc đã âm thầm tập hợp một lực lượng khoảng 50.000 người tiến gần Đường kiểm soát thực tế (LAC), đồng thời triển khai các bệ phóng tên lửa, tên lửa đất đối không (SAM) và 150 máy bay chiến đấu. Đây là quân đội có quy mô lớn nhất trong khu vực này.

Kể từ tháng Năm, khi xung đột giữa Trung Quốc và Ấn Độ bùng nổ, Trung Quốc liên tục tăng cường quân ở Tây Tạng và tiến hành tập trận quân sự. Giới phân tích chỉ ra, quân đội Trung Quốc không do các chỉ huy địa phương chỉ huy, mà do Bắc Kinh trực tiếp kiểm soát. Có thể thấy rằng, quân đội Trung Quốc đang thăm dò trận địa của quân đội Ấn Độ tại ở bờ nam của Pangong Tso, điểm nóng vừa xảy ra xung đột, đây rõ ràng là chỉ thị từ Bắc Kinh. Về phía Ấn Độ, lực lượng “bộ đội đặc chủng biên giới” của Thủ tướng Modi đã được điều đi tiếp cận biên giới Trung – Ấn từ trước. Tình hình cho thấy, cấp cao của hai bên đang thực sự giám sát chiến tuyến, dường như đang chờ đợi làn khói đỏ bốc lên sẵn sàng phát động tấn công.

Ngày 8/9, Tờ Nam Hoa Tảo Báo (SCMP) đưa tin, Lực lượng Phòng không Trung ương của quân đội Trung Quốc đã đăng một bức ảnh trên Weibo với tiêu đề “Huyết chiến trên cao nguyên”, cho thấy Bắc Kinh đã điều máy bay ném bom H-6H và máy bay vận tải Y-20, hơn nữa các nhân viên cũng tham gia “huấn luyện trên cao nguyên”. Thông thường, “huấn luyện trên cao nguyên” có liên quan đến Tây Tạng. Được biết, máy bay ném bom H-6H có phạm vi chiến đấu 2.500 km và có thể mang tên lửa không đối đất hoặc tên lửa hành trình chống hạm hạng nặng.

Vương Quân

Xem thêm:

MỜI XEM BẢN TIN CHỌN LỌC: