Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng, tại Triển lãm công nghiệp ô tô quốc tế Thượng Hải xuất hiện sự cố bảo vệ quyền lợi cáo buộc nhà sản xuất ô tô điện Tesla của Mỹ bị hỏng phanh. Sự cố đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp sức, sau đó CEO Tesla tại Trung Quốc chuẩn bị tham dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao cũng vắng mặt. Liệu Tesla có bị đẩy khỏi Trung Quốc?

shutterstock 1913735989
Ông Elon Musk. (Ảnh: mccv/Shutterstock)

Trong chương trình nghị sự được ban tổ chức Diễn đàn châu Á Bác Ngao công bố trước đó, Phó Chủ tịch Tesla Đào Lâm (Tao Lin) đã chuẩn bị tham dự diễn đàn nhánh vào sáng ngày 21/4: “Xây dựng chuỗi cung ứng công nghiệp an toàn và có kiểm soát”, nhân vật quan trọng khác cùng tham gia còn có Chủ tịch Tập đoàn Intel tại Trung Quốc là Dương Húc (Yang Xu).

Theo thông tin trên trang web của Diễn đàn châu Á Bác Ngao cho biết ông Đào Lâm đã vắng mặt, cũng không đính chính tham gia phát biểu gì trực tuyến.

Trong bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ tiếp tục căng thẳng, trước đó tại Triển lãm ô tô Thượng Hải đã xảy ra sự cố bảo vệ quyền lợi liên quan xe Tesla. Ngày 19/4, một người phụ nữ mặc chiếc áo phông có dòng chữ “mất phanh” đột nhập vào gian hàng Tesla tại Triển lãm ô tô Thượng Hải và leo lên nóc xe hét lên “phanh xe Tesla bị mất”, sau đó cô ta đã bị an ninh bắt đi và bị tạm giữ hành chính 5 ngày với lý do “gây rối trật tự công cộng”.

Sau đó, ông Đào Lâm đã trả lời sự việc với giới truyền thông Trung Quốc bằng thái độ cứng rắn: “Những tiêu cực gần đây đều do cô ấy đóng góp”, “Chúng tôi không có cách nào thỏa hiệp, đó là một quá trình sản phẩm mới phát triển phải trải qua”, “Nghiên cứu của riêng chúng tôi cho thấy, 90% khách hàng sẵn sàng chọn lại Tesla”, “Tôi nghĩ cô ấy cũng diễn rất chuyên nghiệp, cần có (ai đó) đứng sau”.

Nhưng giới truyền thông nhà nước Trung Quốc và thậm chí cả Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công tuyên truyền mạnh mẽ kể từ ngày 20/4, đồng loạt chỉ trích Tesla.

Tài khoản Weibo “Kiếm Trường An” thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương đã đăng một bài báo nói rằng phản ứng của Tesla cho thấy sự ngạo mạn của họ, khiến người tiêu dùng Trung Quốc phải lạnh gáy!

Tân Hoa xã của nhà nước Trung Quốc đăng một bài báo cho rằng sau vụ việc CEO Tesla đã phản ứng một cách “ngạo mạn”, nếu công ty xe hơi “lừa dối khách hàng” thì phải tăng cường giám sát.

Đây không phải là lần đầu tiên Tân Hoa xã đăng bài chỉ trích Tesla. Vào tháng 11/2020 họ cũng đã có bài chỉ trích Tesla, yêu cầu hãng thu hồi xe ở Trung Quốc có nguy cơ mất an toàn, nhưng lại phủ nhận với quan chức Mỹ rằng xe có vấn đề.

Vấn đề này, cộng đồng mạng xuất hiện những nhận định chỉ ra rằng nếu sự cố do mua phải thương hiệu trong nước thì chủ xe sẽ không bao giờ phản ứng hách dịch như vậy, cho nên có vấn đề phía sau! Rõ ràng hành vi kích động tình cảm dân tộc này không thể chỉ là của cá nhân. Giới phân tích cũng cho rằng đây là tín hiệu cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã có hành động đối với Tesla.

Bắc Kinh dùng Tesla làm “mồi câu”?

Vài năm qua khi quan hệ thương mại Mỹ – Trung bắt đầu ngày càng xấu đi thì Tesla lại bắt đầu đầu tư mạnh vào Thượng Hải. Để thu hút Tesla đầu tư và đặt nhà máy tại Thượng Hải, chính quyền thành phố Thượng Hải đã đưa ra những điều kiện hết sức thuận lợi. Ví dụ đã giao cho Tesla sử dụng một khu đất vị trí đẹp rất rộng lớn ở một nơi như Thượng Hải, đồng thời các ngân hàng thương mại Trung Quốc cũng cho vay với lãi suất thấp, cộng với các ưu đãi khác như về thuế, những ưu đãi đó rất hấp dẫn để  Tesla đạt được lợi nhuận…

Ý đồ của chính quyền Bắc Kinh là tương đối rõ ràng, vào thời điểm đó một số lượng lớn các công ty đã rút khỏi Trung Quốc, chuỗi công nghiệp của Trung Quốc đang trên đà đứt gãy. Nếu có một công ty khổng lồ của Mỹ tham gia vào thì tình hình có thể chuyển hướng, công ty đó sẽ thành tấm gương để nguồn vốn nước ngoài vẫn vào Trung Quốc, giúp đảm bảo sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng.

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc suy giảm nhiều năm, tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 30/7/2018 chính quyền Bắc Kinh lần đầu tiên đề xuất “6 ổn định”: ổn định việc làm, tài chính, ngoại thương, đầu tư nước ngoài, đầu tư chung, và kỳ vọng.

Cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày 17/4/2020 đã đưa ra “6 đảm bảo”: đảm bảo việc làm, sinh kế cơ bản, hoạt động chủ doanh nghiệp, an ninh lương thực và năng lượng, ổn định chuỗi cung ứng công nghiệp, và hoạt động cơ sở.

Ông Nhậm Chính Đạo (Ren Zhongdao), nhà nghiên cứu tại Tổ chức Kinh tế và Chính trị Thiên Vận (Tianjun), chỉ ra rằng ĐCSTQ đã sử dụng ba thủ đoạn “nuôi, trùm đầu, hạ thủ”. Môi trường kinh doanh không ngừng xấu đi, nhất là các doanh nghiệp tư nhân đã trở thành những “vật tế thần”. Khi chính quyền địa phương thu hút đầu tư thì hứa hẹn cung cấp cho doanh nghiệp tư nhân những điều kiện và môi trường thoải mái. Nhưng sau khi một số công ty đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ để bắt đầu hoạt động, đó là lúc chính quyền địa phương của Trung Quốc thay đổi bộ mặt hoặc thậm chí trở mặt vì nhiều lý do khác nhau.

Vào tháng Ba, ông Musk – người sáng lập Tesla, không chỉ công khai cố gắng làm rõ rằng xe điện của ông không liên quan hoạt động gián điệp, thậm chí còn ca ngợi các chính sách giảm lượng khí thải carbon của chính quyền Bắc Kinh.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA (Mỹ) vào ngày 30/3, chuyên gia về Trung Quốc người Mỹ là tiến sĩ Gordon Chang nói rằng những lời giải thích và đảm bảo của Musk, thậm chí cả lời khen ngợi của ông về các chính sách của Trung Quốc, có thể không đổi lấy kết quả của việc chính quyền Trung Quốc thả cửa cho ông ấy.

“Tôi tin rằng Musk ca ngợi Trung Quốc là để lấy lòng Bắc Kinh, hy vọng Bắc Kinh lưu tình cho. Tôi cũng tin rằng Musk đã bị lừa. Nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ khiến Tesla gặp nhiều khó khăn, cho đến cuối cùng là lấy được công nghệ của Tesla và đóng cửa các hoạt động của họ ở Trung Quốc”.

Nhà tư vấn đầu tư kinh doanh quốc tế của Mỹ là Eric Zhang cũng nói với VOA, “Tôi nghĩ khả năng (mở cửa cho Tesla) không lớn. Đó có thể là suy nghĩ mơ mộng của Musk. Tất nhiên, nếu ông ấy sẵn sàng làm chuyên gia tuyên truyền cho Trung Quốc, ví dụ thúc đẩy quảng bá ở nước ngoài, tuyên truyền cho Trung Quốc ở Mỹ, thì khi đó có thể là một vấn đề khác. Nhưng điều này không có khả năng lắm. Ông ấy chỉ ca ngợi thành tích của Trung Quốc và thể hiện cái nhìn lạc quan về tương lai của Trung Quốc. Nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ không mấy hứng thú về ý nghĩa chính trị của điều đó trong môi trường chính trị hiện tại”. 

Lý Chính Hâm, Vision Times

Xem thêm: