Đã hai năm kể từ khi quần đảo Solomon cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và ngả vào vòng tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Mới đây, bản dự thảo cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân tại Solomon bị rò rỉ đã làm dấy lên lo ngại từ phía Chính phủ Úc và New Zealand, rằng nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh khu vực, thậm chí có khả năng phá vỡ phòng tuyến “chuỗi đảo đầu tiên” của Mỹ, đe dọa hơn nữa đến Đài Loan.

771ec0055339f59ec4a5313fe43aff6d
ĐCSTQ có thể triển khai quân đội đến quần đảo Solomon và có thể thiết lập một căn cứ hải quân ở đó.

Thỏa thuận được tiết lộ trước: Hải quân ĐCSTQ có thể đóng trú tại Solomon, có thể phá vỡ “chuỗi đảo đầu tiên” của Mỹ

Hãng tin Reuters đưa tin độc quyền rằng Solomon sẽ thực hiện hợp tác quân sự với ĐCSTQ. Vào ngày 25/3, một bản sao của dự thảo thỏa thuận an ninh Trung Quốc – Solomon bao gồm hợp tác quân sự đã được đăng trên mạng xã hội, dự thảo thỏa thuận này chỉ ra rằng Solomon sẽ cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu hải quân. Thỏa thuận này cho thấy một khuôn khổ được đề xuất giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon, cho phép Bắc Kinh triển khai quân đội đến quốc gia Thái Bình Dương để “bảo vệ sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và các dự án lớn.” Mặc dù tài liệu này vẫn chưa thể xác minh tính xác thực, nhưng thông tin về sự hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Solomon đã làm dấy lên mối quan tâm cao độ ở Úc.

Quần đảo Solomon là một quốc đảo ở Thái Bình Dương, mới chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ được 2 năm, gần đây có tin đồn rằng nước này sẽ tiến hành hợp tác quân sự với ĐCSTQ. Dự thảo thỏa thuận tiết lộ rằng Solomon bị nghi ngờ cho phép tàu chiến của ĐCSTQ tiến trực tiếp vào các căn cứ hải quân ở Thái Bình Dương, điều này ngay lập tức làm dấy lên sự chú ý của Mỹ, Úc và New Zealand, vì lo ngại rằng việc này sẽ phá hoại an ninh khu vực.

Quần đảo Solomon là đảo quốc lớn thứ ba ở Nam Thái Bình Dương và chỉ cách Úc 2.000 km về phía đông bắc, vì vậy, một khi tàu Trung Quốc được phép vào, chắc chắn sẽ mở ra cánh cửa cho ĐCSTQ, để ĐCSTQ có cơ hội  phá vỡ phòng tuyến “chuỗi đảo đầu tiên” của Mỹ.

Các điều khoản của thỏa thuận cũng bao gồm khả năng Trung Quốc cử các tàu hải quân “dừng lại trên đường và chuyển tiếp” trên các đảo, làm dấy lên lo ngại về việc xây dựng các căn cứ quân sự tiềm năng.

Theo dự thảo, Quần đảo Solomon có thể yêu cầu ĐCSTQ cử “cảnh sát, cảnh sát vũ trang, quân nhân và các lực lượng vũ trang và lực lượng thực thi pháp luật và lực lượng vũ trang khác”.

Về thông tin này, không nơi lo ngại hơn nước láng giềng phía nam của Quần đảo Solomon, Úc. Úc là một thành viên khu vực quan trọng của liên minh AUKUS, bắt nguồn từ một thỏa thuận an ninh mới giữa Mỹ và Anh ở Thái Bình Dương.

Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết: “Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác ở Thái Bình Dương để đảm bảo rằng có sự hiểu biết sâu sắc về những rủi ro và mối đe dọa liên quan.”

New Zealand cũng lo ngại rằng việc Trung Quốc xây dựng một cảng quân sự ở Solomon sẽ dẫn đến việc quân sự hóa Vành đai Thái Bình Dương.

Môi trường chiến lược của Úc bị thay đổi

Trước việc các quan chức của quốc đảo Solomon ở Thái Bình Dương tiết lộ rằng họ đã ký thỏa thuận cảnh vụ với Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton hôm 25/3 cho biết, bất kỳ động thái nào nhằm thiết lập căn cứ quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Solomon đều gây lo lắng.

Theo Reuters đưa tin ngày 25/3, ông Dutton cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng theo yêu cầu của Honiara, Úc có 50 sĩ quan cảnh sát ở Quần đảo Solomon, họ sẽ ở đó cho đến năm 2023. Ông nói thêm rằng Úc lo ngại về việc thành lập bất kỳ căn cứ quân sự nào, đồng thời sẽ bày tỏ quan điểm này với chính quyền Quần đảo Solomon.

Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc và là Giám đốc của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, cho rằng cuộc thảo luận về một thỏa thuận an ninh giữa Quần đảo Solomon và Trung Quốc là “một trong những diễn biến an ninh quan trọng nhất mà chúng tôi đã thấy trong nhiều thập kỷ, nó bất lợi cho lợi ích và sự phát triển của an ninh quốc gia Úc”.

Ông cho biết, dự thảo thỏa thuận giữa Solomon và Trung Quốc sẽ cho phép các tàu hải quân và tình báo Trung Quốc vào Honiara (thủ đô Solomon). Khi có một quốc gia giống Quần đảo Solomon tiếp cận cận  lãnh hải của Úc, thì điều đó đó sẽ là một thay đổi lớn đối với môi trường chiến lược của Úc.

Ông nhấn mạnh rằng Úc đã duy trì một nguyên tắc trong Hiệp ước An ninh Úc – New Zealand – Mỹ (ANZUS) với Mỹ trong nhiều thập kỷ, đảm bảo sự nhất trí về lợi ích an ninh quốc gia giữa các quốc đảo Thái Bình Dương với Úc và Mỹ.

Thư ký thường trực Karen Galokale của Cảnh sát Quần đảo Solomon tiết lộ vào ngày 24/3 rằng Quần đảo Solomon và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận hợp tác trong phạm vi cảnh vụ, đồng thời nhận rằng một thỏa thuận rộng hơn đang được thảo luận. Bất kỳ thỏa thuận an ninh rộng rãi nào cũng sẽ tương đồng với thoả thuận mà Quần đảo Solomon trước đó đã ký kết với Úc. 

Trung Quốc đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Úc, từ rượu vang đến than đá. Căng thẳng giữa hai nước ngày càng trở nên tồi tệ trong những năm gần đây.

BBC: Điều này có nghĩa gì?

Ngày 30/3, hãng truyền thông Anh BBC dẫn lời ông Alan Gyngell, giáo sư tại Viện Các vấn đề Quốc tế Úc cho biết: “Các chi tiết của thỏa thuận này vẫn chưa chắc chắn. Nhưng ngay cả khi nó nhỏ hơn căn cứ quân sự mà mọi người lo sợ, thì nó cũng sẽ là thành trì đầu tiên của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.”

Ông Mihai Sora, một nhà phân tích Quần đảo Thái Bình Dương tại Viện Lowy của Úc, cho biết: “Các thỏa thuận an ninh không chỉ là các điều khoản mà chúng bao hàm, mà chúng còn ám thị về mức thân mật, hợp tác và mức độ tin cậy giữa 2 quốc gia với nhau.”

Ông Sora cho biết, tình huống xấu nhất có thể là leo thang căng thẳng ở Biển Đông, Bắc Kinh đã xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt thiết bị quân sự trong vùng biển tranh chấp để ngăn chặn hải quân và không quân các nước khác.

Quần đảo Solomon và Úc vẫn luôn có mối liên hệ trong thời gian dài. Kể từ Thế chiến thứ II, Úc là nhà tài trợ, đối tác phát triển và đối tác an ninh duy nhất của quốc đảo này cho đến nay.

shutterstock 2003698088
Cảnh các con tàu ở Iron Bottom Sound, qua Khu Phố Tàu và Xa lộ Kukum ở Honiara, Quần đảo Solomon. (Nguồn: Sam Lawrence Photography/ Shutterstock)

Thủ tướng Solomon: Không có ý định yêu cầu Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự

Thủ tướng Solomon, ông Manasseh Sogavare lần đầu tiên phản ứng vào ngày 29/3, ông gọi những tiếng nói chống lại hợp tác an ninh Trung Quốc – Solomons là “rất mang tính sỉ nhục” và nhấn mạnh rằng Quần đảo Solomon không có ý định yêu cầu Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự, và sẽ không “chọn phe để đứng“, không có ý định khuấy động bất kỳ tranh chấp địa chính trị nào.

Ông Manasseh Sogavare cho biết, thỏa thuận an ninh của Quần đảo Solomon với Bắc Kinh đã được hoàn tất và sẵn sàng ký kết. Tuy nhiên, ông đã bác bỏ những suy đoán rằng nó nhằm mục đích thiết lập một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở hòn đảo này.

“Chúng tôi không chịu bất kỳ áp lực nào từ những người bạn mới của chúng tôi, cũng không có ý định yêu cầu Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon.” Phát biểu tại một cuộc họp, ông Manasseh Sogavare chỉ ra, thoả thuận an ninh của Solomon và Úc vẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực, ông đã gửi tin nhắn văn bản cho Thủ tướng Úc về vấn đề này.

Quần đảo Solomon không có quân đội, chỉ có hơn 800 cảnh sát. Úc và Quần đảo Solomon đã ký một hiệp ước an ninh song phương vào năm 2017, cho phép cảnh sát, quân nhân Úc và các nhân viên liên quan đến Quần đảo Solomon để duy trì trật tự trong trường hợp khẩn cấp.

Năm 2019, chính quyền Quần đảo Solomon quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Trong cuộc bạo loạn nghiêm trọng nổ ra ở Solomon vào cuối năm ngoái, ĐCSTQ cung cấp thiết bị cảnh sát và đào tạo theo yêu cầu của chính quyền địa phương một cách hiếm thấy. Bộ Công an của ĐCSTQ gần đây đã ký một bản ghi nhớ về hợp tác cảnh vụ với Solomon, động thái này đã thu hút sự chú ý của Mỹ, Úc và New Zealand.

Một số chuyên gia cho rằng Đài Loan không nên xem nhẹ các hành động thường xuyên của ĐCSTQ ở Nam Thái Bình Dương, nhưng một số chuyên gia tin rằng những hành động như vậy của ĐCSTQ có thể chỉ đẩy nhanh các biện pháp đối phó của liên minh Mỹ, Anh và Úc (AUKUS) chống lại ĐCSTQ.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm: