Nga và Ukraine hiện đang đứng trước nguy cơ cận kề chiến tranh. Ngay cả khi NATO miễn cưỡng cũng buộc phải bày tỏ ủng hộ Ukraine, các Đại sứ quán Mỹ và Anh đã bắt đầu rút dần nhân viên ngoại giao. Luật sư Trần Quang Thành đã có những chia sẻ về cuộc khủng hoảng này.

p2989161a881729813
Luật sư nhân quyền Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nhân quyền của Đại học Công giáo Mỹ. (Nguồn: An Ziqi / Vision Times)

Các nước dân chủ chưa thể thống nhất

Ông Trần Quang Thành (Chen Guangcheng), một luật sư và nhà nghiên cứu về nhân quyền nổi tiếng tại Trung tâm Nhân quyền thuộc Đại học Công giáo Mỹ, cho rằng phương Tây khó có thể ngăn chặn hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine, lý do là hiện nay phương Tây quá mềm yếu trong vấn đề này, vì vậy xu thế chính vẫn là ứng xử với Ukraine với tâm lý “bên ngoài cuộc” quan sát.

Nếu việc Nga xâm lược Ukraine không may trở thành hiện thực, sẽ cho thấy sự yếu ớt của phe dân chủ, quá yếu để có thể sử dụng ưu thế quân sự nhằm bảo vệ tự do, đó tất nhiên là yếu tố tiêu cực mà các nước dân chủ phải tính toán. Từ động thái đối với Hồng Kông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hay việc Putin thúc đẩy xâm lược đều là những vấn đề cho thấy thực trạng giá trị tự do dân chủ trước nguy cơ bị xói mòn.

Nhưng thực trạng chế độ chuyên quyền gần như đến mức điên cuồng trong việc không ngừng thúc đẩy phá hoại dân chủ, cuối cùng sẽ khơi dậy xu thế ngăn chặn, còn ngăn chặn kiểu gì, như thế nào và vào lúc nào rồi sẽ có một lộ trình rất rõ ràng. Như vậy, xung đột giữa chuyên chế và dân chủ là không thể tránh khỏi, chẳng qua chỉ tạm đang bị trì hoãn mà thôi.

Ông Trần Quang Thành chỉ ra, trong cuộc khủng hoảng Ukraine nếu các nước dân chủ tự do có cùng quan điểm như Tổng thống Mỹ Biden, “thì họ có thể chấp nhận xâm lược ở mức độ hạn chế”. Nhưng điều đó chỉ cho thấy phương Tây cũng đang suy thoái, không thể đồng nghĩa chuyên chế ưu thế dân chủ.

Tất nhiên, Đức có thể nói là nước khó xử hơn cả trước Nga, do dường như toàn bộ nước Đức phụ thuộc khí đốt tự nhiên của Nga, dù thế thì ngược lại Nga cũng được lợi từ bán khí đốt cho Đức, cho nên Đức hoàn toàn có thể giữ vững lập trường mà không nhất thiết phải lo ngại. Chìa khóa để giải quyết tình trạng khó khăn nằm ở khả năng lãnh đạo, mọi thứ đều do con người, nên để giải quyết được vấn đề thì tính chủ động hành động là mấu chốt.

Ngoài ra, còn có xu thế lo ngại rằng nếu Nga xuất quân xâm phạm đến Ukraine, thì chiến lược dưới thời Tổng thống Trump nhắm vào ĐCSTQ như kẻ thù quan trọng nhất có thể thay đổi về cơ bản. Về ĐCSTQ và Nga, có xu thế nhìn vấn đề riêng rẽ, nhưng thực chất đây là mâu thuẫn giữa dân chủ và chuyên chế, trong loại mâu thuẫn này thì Mỹ không chỉ xung đột với ĐCSTQ mà còn có Nga cũng là một nước chuyên chế điển hình.

Về cách đo lường Nga, nếu thế giới phương Tây, đặc biệt là Mỹ, có thể đối phó với Nga và thậm chí cả ĐCSTQ theo cách họ nhìn nhận Liên Xô trước đây, thì chắc chắn sẽ có thể đưa ra chiến lược để giải quyết triệt để vấn đề. Thực tế là dường như không có cách nào để thoát khỏi Nga hoặc ĐCSTQ, mặc dù hai bên không phải là đồng minh nhưng lại có vấn đề chung như nhau đối với Mỹ và phương Tây.

ĐCSTQ mừng thầm

Ông Trần Quang Thành chỉ ra, đối với ĐCSTQ thì không gì vui bằng chứng kiến thế giới phương Tây và Nga xung đột, như thế ĐCSTQ sẽ ở thế “ngư ông đắc lợi”. Tương tự, sự kiện khủng bố nước Mỹ ngày 11/9 giúp ĐCSTQ có được thời kỳ thả lỏng phát triển để dần trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. ĐCSTQ rất mong muốn có thêm một cơ hội nữa như vậy để có thể chiếm lấy vị trí lãnh đạo thế giới.

Gần đây, Ngoại trưởng Blinken nói rằng việc tách khỏi ĐCSTQ là một khái niệm giả tạo, chỉ là phát ngôn của một số nhóm lợi ích tại Mỹ, điều đó đi ngược lại lợi ích quốc gia của Mỹ. Như vậy đối với họ, nếu cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ thì chuỗi lợi ích mà họ có được từ ĐCSTQ bấy lâu nay sẽ bị gián đoạn. Những người này đều chỉ muốn kiếm tiền, bất chấp đạo đức, và sẵn sàng trở thành đồng phạm của ĐCSTQ.

Ngoài ra, còn nhiều người có kiểu mơ tưởng là kéo Nga vào cuộc chiến chống lại ĐCSTQ, cần biết từ vấn đề Syria, vấn đề Kazakhstan, hay thậm chí là các vấn đề gai góc của Triều Tiên và Iran, thì Nga cũng đang diễn vai trò đáng hổ thẹn trong đó, thực sự là rất khó để lôi kéo Nga chống lại ĐCSTQ. Nếu xuất phát điểm bị chệch hướng thì kết quả tiếp theo sẽ không như ý muốn, điều này cũng đúng với Nga.

Ông Trần Quang Thành không cho rằng vấn đề Nga và Ukraine có thể thành ngòi nổ làm rối loạn thế giới. Chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ ngồi nhìn tình hình vượt quá tầm kiểm soát, dù hành động gây hấn của Nga có lớn đến đâu thì cũng sẽ không bao giờ có tác động to lớn đến tình hình thế giới như thời xảy ra Thế chiến thứ II. Cho dù tình hình của Mỹ vào lúc này thực sự đáng thất vọng, thì cần biết rằng Mỹ vẫn có đủ sức mạnh để kiểm soát tình hình chung. Xét riêng về sức mạnh quân sự, ĐCSTQ và Nga cộng lại cũng sẽ không thể sánh được với Liên Xô trước đây, cho nên cả Trung Quốc và Nga hiện nay cũng không đủ sức thách thức Mỹ.

Vân Trạch Thủy, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Trần Quang Thành.)

Xem thêm: