Trung Quốc được công nhận là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới. Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) hỗ trợ các nước đang phát triển gây quỹ để đối phó với biến đổi khí hậu, nhưng bản thân ĐCSTQ lại không muốn bỏ tiền của mình ra.

A thermal power plant in Lengshuijiang Hunan picture1
Một nhà máy nhiệt điện ở Lãnh Thủy Giang, Hồ Nam, Trung Quốc. (Nguồn: Huangdan2060/ Wikimedia)

Sau Hội nghị Biến đổi Khí hậu lần thứ 27 của Liên Hợp Quốc (COP27) tại Ai Cập vừa qua, cuộc tranh luận về hỗ trợ tài chính của ĐCSTQ cho các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đã nóng lên đáng kể. Vào cuối hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai tuần, các nhà đàm phán từ gần 200 quốc gia đã đồng ý thành lập một quỹ để bồi thường cho các quốc gia dễ bị tổn thương do mực nước biển dâng cao, bão tăng cường và các tác động khác.

Mỹ đã thúc đẩy để Bắc Kinh trả tiền cho quỹ này. Washington nói rằng với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước phát thải khí nhà kính và tiêu thụ than lớn nhất thế giới, ĐCSTQ phải gánh vác trách nhiệm của mình.

Nhưng ĐCSTQ nói rằng họ hỗ trợ các nước đang phát triển tìm kiếm nguồn vốn, nhưng bản thân họ (ĐCSTQ) sẽ không cung cấp tiền mặt. Vì theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc cũng là nước đang phát triển.

Năm 1992, Liên Hợp Quốc đã liệt kê Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển. Kể từ đó, nhiều thứ đã thay đổi. Trong khi phát triển kinh tế, Trung Quốc thậm chí đã vượt qua Mỹ, nền kinh tế lớn nhất, về lượng khí thải nhà kính. Nhưng trong ba thập kỷ qua, ĐCSTQ vẫn luôn hưởng đãi ngộ với tư cách “nước đang phát triển”, lấy đây làm lý do để từ chối chi trả các khoản như Mỹ phải trả, để giúp các nước nghèo đối phó với thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.

Tờ Washington Post đưa tin, cố vấn chính sách cấp cao khu vực Đông Á của tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace), ông Li Shuo (Lý Thạc) cho biết: “Sự thật rất rõ ràng: Trung Quốc hiện là nước phát thải (khí nhà kính) lớn nhất thế giới. Do đó, việc nói về trách nhiệm của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng nhiều hơn là một vấn đề rất chính đáng.”

Theo một báo cáo do công ty tư vấn kinh tế Rhodium Group của Mỹ công bố vào ngày 6/5/2021, lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc năm 2019 đã vượt quá mức của Mỹ và các nước phát triển lớn khác. Theo báo cáo, lượng phát thải khí nhà kính của Trung Quốc chiếm 27% tổng lượng phát thải của thế giới vào năm 2019, đứng thứ nhất; thứ hai là Mỹ, chiếm khoảng 11% lượng phát thải của thế giới, tiếp theo là Ấn Độ với 6,6% và Liên minh châu Âu với 6,4%.

Theo báo cáo, lượng khí thải bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng gần gấp 3 lần lên 10,1 tấn trong 20 năm qua; tuy nhiên, lượng khí thải nhà kính bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ là 17,6 tấn/người, mức trung bình phát thải cao nhất thế giới.

Một điều phức tạp khác là Trung Quốc mất ít thời gian hơn nhiều để trở thành nước phát thải lớn so với các nước khác thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và lượng khí thải CO2 tích lũy từ các nước OECD kể từ năm 1750 chỉ gấp 4 lần so với Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc khó có thể thanh toán cho quỹ này mặc dù lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng.

“Các nước phát triển, bao gồm cả Mỹ, phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn”, ông Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu), phát ngôn viên của Đại sứ quán ĐCSTQ tại Washington, cho biết trong một email. “Đây không phải là vấn đề về đạo đức, mà là có đạo lý. Từ thế kỷ 18 đến những năm 1950, các nước phát triển chiếm 95% tổng lượng khí thải CO2.”

Các quan chức Trung Quốc chưa chính thức cho biết liệu họ có đóng góp cho quỹ hay không. Khi được hỏi về vấn đề này tại cuộc họp COP27, đặc phái viên về khí hậu của Trung Quốc Tạ Chấn Hoa (Xie Zhenhua) cho biết: “Trung Quốc (ĐCSTQ) ủng hộ mạnh mẽ yêu sách của các nước đang phát triển và dễ bị tổn thương về ‘thiệt hại và tổn thất’. Trung Quốc cũng là một quốc gia đang phát triển, và thảm họa khí hậu năm nay cũng mang lại tổn thất to lớn cho Trung Quốc. Chúng tôi thông cảm với sự đau khổ của các nước đang phát triển và hoàn toàn ủng hộ yêu cầu của họ.”

“Họ (ĐCSTQ) luôn tìm kiếm ngôn ngữ để bảo vệ họ, giảm nhẹ trách nhiệm và không có nghĩa vụ đối với các nước đang phát triển”, một cựu quan chức ngoại giao về khí hậu từ một quốc gia đang phát triển ven biển, nói với điều kiện giấu tên để tránh bị Bắc Kinh trả đũa. Ông nói: “Bức tường lửa giữa các nước phát triển và đang phát triển bảo vệ họ (ĐCSTQ)”.

Cá nhà phân tích cho rằng khi chính sách “zero COVID” cực đoan của ĐCSTQ và tình trạng thị trường bất động sản không khởi sắc dẫn đến kinh tế chững lại, các quan chức Bắc Kinh chịu áp lực giải quyết cac vấn đề trong nước này, họ dường như không có quá nhiều khả năng chuyển viện trợ khí hậu thông qua kênh của Liên Hợp Quốc hoặc đưa ra nhiều cam kết tích cực hơn. Để đối phó với tình trạng thiếu năng lượng vào năm ngoái, ĐCSTQ đã phê duyệt việc xây dựng một năng lực sản xuất than số lượng lớn.

Ông Lauri Myllyvirta, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch có trụ sở tại Helsinki, trả tiền cho quỹ này hoặc tạo tiền lệ không được chào đón cho các nhà hoạch định chính sách ĐCSTQ, buộc họ phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong hệ thống của Liên Hợp Quốc.

Ông Ovigwe Eguegu, một nhà phân tích tại Development Reimagined có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA): “Mọi người đều phổ biến cho rằng ngay cả Bắc Kinh cũng nghĩ sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc để trở thành nền kinh tế số một thế giới và lớn thứ hai là phải trả giá bằng việc hy sinh môi trường.”

Ông Paul Nantulya, một nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi (Africa Center for Strategic Studies) ở Washington, D.C, cho biết: “Trung Quốc thấy mình đang ở trong một nghịch lý.”