Cựu Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô Viết, ông Mikhail Gorbachev nói rằng ông biết ai đã lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào Điện Capitol và nhận định đây là điềm xấu cho tương lai của nước Mỹ.

Embed from Getty Images

Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev trong buổi giới thiệu cuốn sách của mình với tựa đề ‘Tôi vẫn là một người lạc quan’ tại hiệu sách Moskva vào ngày 10/10/2017. (Nguồn: Sergei Bobylev/Getty Images).

Ông Gorbachev từng bị giam cầm một thời gian ngắn trong cuộc đảo chính hòng chống lại ông thời chế độ Liên Xô cũ. Trả lời phỏng vấn với truyền thông Nga vào tuần trước, ông cho biết: Vụ tấn công Điện Capitol rõ ràng đã được thiết kế sẵn, và rõ ràng là có ai đó dựng lên.” Mặc dù ông Gorbachev không chỉ ra ai là kẻ cầm đầu nhưng chính khách nổi tiếng này nói rằng ông cảm nhận được những mưu kế đằng sau vụ việc.

“Sẽ mất một khoảng thời gian, và chúng tôi sẽ tìm ra lý do thực sự tại sao vụ việc được tiến hành,” ông Gorbachev nói.

Là một nhân vật chủ chốt trên chính trường quốc tế vào cuối thời Chiến tranh Lạnh, năm 1991, ông Gorbachev đã bị giam cầm 3 ngày trong một nỗ lực thất bại nhằm loại bỏ ông ấy khỏi Liên bang Xô viết. Những kẻ âm mưu đảo chính trong Cộng sản Liên Xô đã giữ thái độ không khoan nhượng đối với tư tưởng tự do hóa của ông trong việc điều hành đất nước. Mặc dù phải chống chọi với phe cứng rắn trong nội bộ chính quyền Cộng sản, ông Gorbachev được coi là người đã châm ngòi cho sự sụp đổ của Liên Xô.

Vụ hỗn loạn vào ngày 6/1 tại Điện Capitol, Hoa Kỳ đã nhanh chóng bị dập tắt, và cũng không đi kèm với kịch bản thông thường của một cuộc đảo chính, chẳng hạn như hình ảnh xe tăng xuất hiện trên đường phố. Tuy nhiên, ông Gorbachev chỉ ra rằng vụ việc sẽ vang dội khắp nước Mỹ. Ông nói sự kiện này “đặt ra câu hỏi [liệu] số phận tương lai của Hoa Kỳ [có] như một tiểu bang.”

Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga, cựu lãnh đạo Xô Viết cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga. Ông cho rằng một cuộc tái chạy đua vũ trang giữa hai quốc gia là điều khó có thể xảy ra.

Những người không thích chiến tranh sẽ đoàn kết lại, và các nhà lãnh đạo của họ sẽ phải tìm ra lối thoát,” ông Gorbachev nói, “Họ sẽ tìm ra các dạng hiệp ước mới và tính đến các loại vũ khí mới. Chúng ta không được mất hy vọng. Tôi không mất hy vọng vào những người trẻ tuổi.”

Năm 1990, ông Gorbachev từng là người khiến dân chúng Washington D.C phải hồi hộp nhìn ông bước ra khỏi chiếc xe Limousine của mình và chào đám đông trong giờ cao điểm, khi ông vừa kết thúc cuộc gặp với Tổng thống George H. W. Bush trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ trước đó.

Tại Đông Âu, phương Tây và những khu vực khác trên thế giới, ông Gorbachev để lại nhiều thiện cảm vì ông được coi là người góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh và giúp Đông Âu thoát khỏi chế độ Cộng sản.

Vy An (Theo Just the News)

Xem thêm: