Đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn về việc thiếu hụt nguồn cung thực phẩm, một số quốc gia đã áp dụng các chính sách hạn chế xuất khẩu lương thực, làm dấy lên lo ngại và làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực trên toàn cầu.

Embed from Getty Images

Kể từ khi cuộc chiến chống lại Ukraine của Nga bắt đầu vào cuối tháng 2, khoảng 30 quốc gia đã thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với một số loại thực phẩm. Ukraine, quốc gia được mệnh danh là vựa bánh mì của thế giới, đã sớm đóng cửa các cảng vận chuyển trong chiến tranh và sau đó cấm xuất khẩu kiều mạch, hạt kê, lúa mạch, lúa mạch đen, muối, đường và thịt. Nước này cũng áp đặt giấy phép xuất khẩu đối với dầu hướng dương, ngô và lúa mì. Lệnh cấm xuất khẩu sẽ vẫn có hiệu lực cho đến cuối năm nay.

Nga đã công bố lệnh cấm đối với hạt hướng dương và áp dụng hạn ngạch xuất khẩu 700.000 tấn đối với bột hướng dương cho đến ngày 31/8. Nước này cũng đình chỉ xuất khẩu ngô, lúa mạch đen, meslin, lúa mì và lúa mạch đến ngày 30/6. Serbia cũng đã hạn chế xuất khẩu bột, lúa mì, ngô và dầu làm nguội cho đến cuối năm.

Ông David Beasley, giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, trả lời tờ Reuters rằng số lượng người có nguy cơ chịu đói đã tăng từ 80 triệu người lên 276 triệu người trong vòng 4 đến 5 năm qua.

Ông Beasley cho biết: “Chúng ta đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực bất thường từ trước [cuộc xung đột tại] Ukraine, chi phí thực phẩm, giá hàng hóa, chi phí vận chuyển đã tăng gấp đôi, gấp ba, gấp bốn lần.”

Ai Cập đã chặn xuất khẩu hành tây, cà tím, khoai tây và cà chua trong vô thời hạn.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm xuất khẩu một số sản phẩm ngũ cốc cũng như bơ, thịt dê, thịt bò và thịt cừu cho đến ngày 31/12 sau khi lạm phát tăng vọt 54% trong tháng 2. Giá thịt trong nước đã tăng gần 50%.

Argentina đã giới hạn khối lượng xuất khẩu lúa mì và ngô. Việc hạn chế, do lạm phát trong nước, đã dẫn đến xuất khẩu trong chu kỳ hiện tại giảm từ 41,6 triệu tấn xuống còn 25 triệu tấn trong tháng Mười Hai.

Ấn Độ cũng hạn chế xuất khẩu lúa mì, chỉ đồng ý xuất khẩu cho các quốc gia cần lúa mì để đáp ứng nhu cầu về an ninh lương thực. Chính phủ cũng đã giới hạn xuất khẩu đường ở mức 10 triệu tấn cho đến tháng Chín.

Các đợt nắng nóng khắp Nam Á đã khiến nông sản bị thiệt hại và đẩy giá trên thị trường nội địa lên cao. Các lệnh hạn chế đột ngột của chính phủ đã gây chấn động thị trường quốc tế khi Ấn Độ – nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc – trước đó đã đảm bảo rằng những thay đổi khí hậu sẽ không ảnh hưởng đến số lượng xuất khẩu của nước này.

Kết quả là, giá lúa mì toàn cầu tăng 6%, giá giao dịch hợp đồng tương lai chạm mức 12,4 USD/giạ vào ngày 23/5, mức cao nhất trong 2 tháng qua. Mặc dù sau đó giá dầu đã hạ nhiệt một chút, nhưng nó vẫn tăng gần 50% kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. 

Malaysia đã công bố lệnh cấm xuất khẩu thịt gà, dấy lên mối lo ngại ở Singapore, quốc gia nhận 1/3 nguồn cung từ Kuala Lumpur.

Bà Sonia Akter, một trợ lý giáo sư chuyên về nông nghiệp tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Các hộ gia đình có mức thu nhập thấp hơn ở Anh và Mỹ đang phải vật lộn để nuôi sống bản thân.” Giá cả tăng cao “sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến những người nghèo, nhóm người dành một phần lớn thu nhập của họ cho thực phẩm.”

Tại Hoa Kỳ, lạm phát tiêu dùng 12 tháng ở mức 8,3% trong tháng Tư, gần chạm mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 8,5% vào tháng Ba. Giá lương thực trong tháng Tư đã tăng 9,4% so với năm ngoái, trong khi giá năng lượng tăng 30,3%.

Nhật Minh (Theo The Epoch Times)