Trước việc Nga liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã đáp trả bằng phản ứng mơ hồ về mặt chiến lược nhằm tránh leo thang xung đột. Không ít chuyên gia cho rằng đó là cách tiếp cận đúng đắn, đặc biệt là trong bối cảnh cân nhắc luận điệu đe dọa hạt nhân không có gì để khẳng định.

shutterstock 1954686091
Bản đồ 3D mô tả xung động quân sự Nga – Ukraine, Mỹ (Đồ họa: Tomasz Makowski / Shutterstock)

Ngày 28/9 The Hill đưa tin rằng những ngày gần đây các quan chức Mỹ đã liên tục cảnh báo nếu Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Nga. Mặc dù họ không cho biết những hậu quả đó sẽ liên quan đến những gì, nhưng họ nhiều lần nói rằng họ đang coi trọng mối đe dọa hạt nhân của Nga.

Người từng 3 năm làm Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu trong chính quyền George W. Bush, ông David Kramer nói: “Không cần phải nói cho Putin biết chính xác chúng ta sẽ làm gì. Đây là ý nghĩa của mơ hồ chiến lược”.

Ông Cramer tin rằng Mỹ và các đồng minh không nên cho phép luận điệu đe dọa hạt nhân của ông Putin làm suy yếu sự ủng hộ đối với Ukraine. Ông nói: “Khi một cường quốc hạt nhân đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, chúng ta nên đề phòng, nhưng chúng ta không nên bị đe dọa khiến chúng ta phải dừng lại những gì chúng ta cần làm.”

Trong cuộc phỏng vấn “60 Minutes” của CBS phát sóng vào ngày 18/9, Tổng thống Biden chủ yếu nêu vấn đề cơ bản trong chính sách của Nhà Trắng. Khi đó, ông chỉ đề cập hậu quả sẽ như thế nào nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc hóa học trong cuộc chiến Ukraine.

Ông Biden trả lời: “Nếu tôi biết chính xác điều này sẽ như thế nào, anh có nghĩ tôi sẽ nói cho anh biết không? Tất nhiên không. Sẽ có những hậu quả nghiêm trọng, và nguy cơ trở thành những kẻ khốn khổ trên thế giới của họ (Nga) sẽ cao hơn bất kể thời đại nào. Tùy thuộc vào mức độ họ làm, điều đó sẽ quyết định phản ứng.”

Kể từ khi cuộc phỏng vấn Tổng thống Mỹ Biden được phát sóng, ông Putin đã đưa ra triển vọng đáp trả hạt nhân nếu Nga bị tấn công hoặc đối thủ sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông ta cũng đã lên kế hoạch sử dụng cái gọi là trưng cầu dân ý để chính thức sáp nhập khu vực lớn lãnh thổ Ukraine bị Nga chiếm đóng, tuyên bố rằng một cuộc tấn công vào “lãnh thổ mới” đó cũng sẽ dẫn đến phản ứng hạt nhân.

“Đây không phải khoa trương hăm dọa, những kẻ cố gắng răn đe chúng tôi bằng vũ khí hạt nhân nên biết rằng chong chóng gió có thể chuyển hướng quay qua phía họ”, ông Putin cảnh báo trong một bài phát biểu trên truyền hình quốc gia gần đây.

Trong những ngày gần đây, các quan chức Nhà Trắng đã nhất trí tỏ ra mập mờ khi được hỏi về các biện pháp đáp trả tiềm năng đối với hành động xâm lược hạt nhân của Nga.

Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Jack Sullivan cho biết Nhà Trắng đã làm rõ hậu quả của những hành động như vậy, nhưng sẽ không “ăn miếng trả miếng bằng lời nói”.

Ngoại trưởng Blinken cho biết chính quyền Tổng thống Biden có kế hoạch đối phó với việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng ông sẽ không nêu chi tiết.

Thư ký báo chí Lầu Năm Góc là Chuẩn tướng Pat Ryder cũng nhấn mạnh vào hôm thứ Ba (27/9) rằng Chính phủ Mỹ có “bộ năng lực quân sự kiện toàn và các quy trình đã được chứng minh để đối phó với bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào như vậy”. Ông nói: “Trọng tâm của chúng tôi vẫn là hỗ trợ cuộc chiến ở Ukraine và hợp tác chặt chẽ với các đồng minh cùng đối tác liên quan động thái của quân Nga”. Ông cho hay các quan chức quốc phòng Mỹ vẫn chưa thấy phía Nga có những thay đổi lớn hay động thái chuẩn bị vũ khí hạt nhân theo bất kỳ hình thức nào.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine là William Taylor nói rằng thông điệp này rất hợp lý. Ông tin rằng các quan chức Mỹ có thể đang chuẩn bị các phản ứng cho một số tình huống khác nhau. “Có rất nhiều trường hợp đột xuất và rất nhiều thứ khác nhau có thể được thực hiện”, ông Taylor nói, “Chúng ta cần phải sẵn sàng, và nếu người Nga làm điều gì đó khủng khiếp thì chúng ta cần đáp trả … Đại thể là những kế hoạch đã luôn sẵn có”.

Một lần nữa vào thứ Ba (27/9), thân tín chủ chốt của ông Putin là ông Dmitry Medvedev đã tăng cường luận điệu răn đe hạt nhân của ông Putin. Theo một tuyên bố mà ông ta đăng trên Telegram, ông gọi những phát biểu gần đây của nhà lãnh đạo Nga Putin là “chắc chắn không phải lời khoa trương hăm dọa”.

Ông Medvedev hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã cho biết trong tuyên bố đó: “Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân… Nếu hành động gây hấn bằng vũ khí thông thường đe dọa sự tồn tại của chính đất nước chúng ta. Không cần sự cho phép của ai cả, không cần các cuộc đàm phán kéo dài. Điều này tuyệt đối không phải lời khoa trương hăm dọa”.

Phát biểu của ông Medvedev cho đến nay là lời đe dọa hạt nhân thẳng thừng nhất của Nga, dường như làm dấy lên bóng ma về một cuộc tấn công hạt nhân của Nga, nhưng dường như không thấy có bất kỳ tác động bên ngoài nào đối với các quan chức Mỹ.

Tướng Ryder hôm thứ Ba (27/9) nhấn mạnh rằng Washington tiếp tục “coi trọng những mối đe dọa này” nhưng “chưa thấy bất cứ điều gì có thể khiến chúng tôi phải điều chỉnh tư thế hạt nhân của mình”.

Trong khi Mỹ cố gắng tránh những lời qua lại có thể làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, một số người tin rằng ông Putin khó có thể sớm thực hiện bước đi khủng khiếp đó.

Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ là ông David Kramer đã bày tỏ nghi ngờ về việc vị tướng Nga sẵn sàng thực hiện lệnh tấn công hạt nhân, điều mà ông coi là một hành động tuyệt vọng gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông David Kramer cũng chỉ ra rằng cho đến nay ông Putin đã đưa ra nhiều lời đe dọa, nhưng mối đe dọa duy nhất mà ông ấy thực sự thúc đẩy là cắt nguồn cung cấp năng lượng cho các nước khác.

Ông David Kramer nói: “Là một người tin tưởng vào quân bài mà tôi đang chơi, tôi không bị sốc vì những động thái này.”

Cựu đại sứ Taylor nói rằng điều quan trọng đối với Mỹ là “không e ngại những đe dọa từ Nga”. Ông nói: “Chúng tôi phải xem xét nó một cách nghiêm túc, không có nghi ngờ gì về điều đó. Chúng tôi chắc chắn không muốn thỏa hiệp với chính mình… Chúng tôi không thể bị đe dọa bởi những bình luận của người Nga khi họ đang trong cảnh tuyệt vọng.”