Mỹ hôm thứ Năm (6/10) đã cáo buộc Nga đang khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Cộng hòa Trung Phi, Mali, Sudan và những nơi khác để cấp tiền cho cuộc chiến tranh tại Ukraine. Moscow bác bỏ cáo buộc này và gọi đó là “sự cuồng nộ chống Nga”.

Embed from Getty Images

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield hôm 6/10 nói rằng nhóm lính đánh thuê Wagner Group đang khai thác tài nguyên thiên nhiên và “khoản tiền phi pháp này được sử dụng để chi trả cho cỗ máy chiến tranh của Moscow tại châu Phi, Trung Đông và Ukraine”.

Chắc chắn là: Mọi người dân khắp châu Phi đang trả giá đắt cho những hoạt động bóc lột của Wagner Group và các hành vi vi phạm nhân quyền của nhóm này”, bà Thomas-Greenfield nói trong cuộc cuộc của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thảo luận về vấn đề tài chính của các nhóm vũ trang có được thông qua buôn lậu tài nguyên thiên nhiên tại châu Phi.

Wagner Group tập hợp các cựu chiến binh từng biên chế trong lực lượng vũ trang Nga. Nhóm này hiện chiến đấu tại Libya, Syria, Cộng hòa Trung Phi, Mali và các quốc gia khác. Wagner Group được thành lập vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine và bắt đầu ủng hộ các phần tử ly khai thân Nga tại khu vực Donbass, miền đông Ukraine.

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia nói ông lấy làm tiếc khi bà Thomas-Greenfield dấy lên vấn đề về “sự ủng hộ của Nga đối với các đối tác châu Phi”.

Điều này bộc lộ rõ những kế hoạch và mục đích thực sự của họ – bộc lộ rõ những gì họ thực sự cần từ các quốc gia châu Phi”, ông Vassily Nebenzia nói mà không nêu chi tiết.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine từ 24/2 đến vào thời điểm sự cạnh tranh tăng cao giữa phương Tây, Trung Quốc và Nga về nguồn tài nguyên thiên nhiên, thương mại và các mối quan hệ tại châu Phi. Một số quốc gia châu Phi lo lắng về việc bị siết chặt vào giữa một cuộc cạnh tranh địa chính trị mãnh liệt.

Ở thời điểm hiện tại, Nga đang gặp khó khăn trên chiến trường cũng như mặt trận ngoại giao. Moscow đang nỗ lực thoát khỏi sự cô lập của quốc tế sau khi từ đầu tháng Ba đã có tới ¾ thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu khiển trách và yêu cầu Nga phải rút quân khỏi Ukraine.

9 thành viên của Hội đồng Bảo an vừa qua cũng đã phát đi tuyên bố chung lên án Nga sáp nhập trái phép 4 khu vực của Ukraine. Động thái này được đưa ra sau khi Nga phủ quyết nghị quyết lên án của Hội đồng Bảo an. Không có thành viên nào đứng về phía Nga, trong khi Ấn Độ và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Tuần tới, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc 193 thành viên dự kiến sẽ bỏ phiếu xem liệu có thông qua nghị quyết lên án Nga sáp nhập 4 khu vực của Ukraine hay không.

Hải Đăng (Theo Reuters)