Ủy ban thẩm định Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC) hôm thứ Ba (ngày 4/5) đã công bố báo cáo theo thông lệ, theo đó quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổng cộng đảm nhận chức vụ tổng cán sự 4 cơ quan của Liên Hiệp Quốc và chức chủ tịch ngân hàng của tổ chức quốc tế, chiếm ⅓ tổng số cơ quan Liên Hiệp Quốc.

co trung quoc và lien hiep quoc
(Ảnh trước hiệu chỉnh: Gerald/ Pixabay)

Báo cáo công bố hôm thứ Ba đã cập nhật mới danh sách quan chức Trung Quốc Đại Lục là người phụ trách của các tổ chức quốc tế quan trọng và chức vị lãnh đạo cấp cao của Liên Hiệp Quốc. Danh sách này được cập nhập mỗi năm một lần, gồm có chức vị như Chủ tịch và quản lý cấp cao. 

Ngoại giới cho rằng nhiều năm qua ĐCSTQ đã thông qua tranh đoạt các chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, để cố gắng xuất khẩu sức ảnh hưởng ra nước ngoài, thậm chí trực tiếp để chính sách của những cơ quan này nghiêng về phía ĐCSTQ. 

Quan chức ĐCSTQ đứng đầu 4 cơ quan Liên Hiệp Quốc

Đầu tiên là ông Triệu Hậu Lân (Zhao Houlin) giữ chức Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) từ năm 2015 đến nay. Trước khi nhậm chức tại Liên Hiệp Quốc, ông Triệu từng làm việc tại Bộ Bưu chính Viễn thông Trung Quốc, hiện bộ này trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc. Liên minh Viễn thông Quốc tế là một tổ chức quan trọng thuộc hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Nhiều chính phủ chủ trương nên trao quyền lực tuyệt đối về mạng internet cho ITU. Truyền thông Hàn Quốc Yonhap từng hỏi ông Triệu về cách nhìn nhận của ông đối với cơ quan kiểm duyệt mạng internet của Bắc Kinh, ông đã không trả lời. 

Thứ hai, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) quản lý và giám sát đi lại bằng đường hàng không và ngành hàng không, cũng bị Bắc Kinh kiểm soát. Tổ chức này do bà Liễu Phương (Liu Fang) làm tổng thư ký, đến tháng 7/2021 bà mới mãn nhiệm nhiệm kỳ thứ 2. Sự nghiệp của bà Liễu Phương bắt đầu ở cơ quan hàng không dưới kiểm soát của chính quyền ĐCSTQ. Do có ý thù địch đối với nền dân chủ Đài Loan và do đề nghị thu thuế quốc tế đối với đi lại hàng không, nên ICAO đã để lại tiếng xấu. 

Thứ ba, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) do cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính ĐCSTQ Lý Dũng (Li Yong) nắm giữ (chức chủ tịch) bắt đầu từ năm 2013. Năm 2017, ông lại được bầu nhiệm kỳ thứ hai. Sau khi cung cấp tiền cho chính quyền độc tài Cuba và Iran, nhiều chính phủ phương Tây đã rút khỏi tổ chức có nhiều tiếng xấu này của Liên Hiệp Quốc. Ông Lý Dũng thường tiến hành biện hộ và tuyên truyền cho công ty Trung Quốc như Huawei, thủ đoạn là khuếch đại tuyên truyền của cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh và nói rằng Liên Hiệp Quốc biểu thị ủng hộ việc này. 

Thứ tư, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) có trụ sở tại Roma (Ý), từ năm 2019 bắt đầu do cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn ĐCSTQ Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) nắm giữ (chức tổng giám đốc). Theo truyền thông đưa tin, Bắc Kinh thông qua hối lộ và đe dọa để nắm chắc vị trí có sức ảnh hưởng này. FAO chế định chính sách nông nghiệp trên phạm vi thế giới và phân phát viện trợ lương thực. ĐCSTQ khua môi múa mép nói rằng mình đã phát huy “tác dụng quan trọng” trong “Nghị trình phát triển bền vững năm 2030” do Liên Hiệp Quốc chế định, Liên Hiệp Quốc tuyên dương một cách trắng trợn rằng nghị trình này là “tổng quy hoạch nhân loại”. 

Ngoài chức vị đứng đầu 4 tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc nói trên, còn có một tổ chức quốc tế khác đó là Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) thành lập năm 2016, ngay từ đầu ngân hàng này đã do quan chức ĐCSTQ Kim Lập Quần (Jin Liqun) đảm nhận. Năm 1998, ông Kim được ông Chu Dung Cơ (khi đó làm Thủ tướng) đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Tài chính ĐCSTQ. 

Dánh sách quan chức ĐCSTQ giữ chức vụ quan trọng của Liên Hiệp Quốc

Ngoài nắm giữ vị người đứng đầu các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, còn có nhiều quan chức ĐCSTQ giữ các chức vị lãnh đạo quan trọng trong Liên Hiệp Quốc. 

Ví dụ: Ông Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) từ năm 2017 bắt đầu giữ chức phó Tổng Thư ký Phòng Vấn đề Kinh tế Xã hội của Liên Hiệp Quốc, ông tiếp quản chức vị này từ tay của một quan chức ĐCSTQ khác. Ông Lưu từng là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ĐCSTQ. 

Ngoài ra, ông Từ Hạo Lương (Xu Haoliang) giữ chức trợ lý Tổng thư ký Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP), tổ chức này luôn có lịch sử “đổ thêm dầu vào lửa” giúp chính quyền ĐCSTQ.

Một ví dụ là những năm 80 của thế kỷ trước, UNDP lấy lý do “phát triển” để giúp đỡ đồng minh Bình Nhưỡng của Bắc Kinh xây dựng một nhà máy bán dẫn. Chính quyền Bắc Triều Tiên đã lợi dụng nhà máy này để sản xuất linh kiện tên lửa đạn đạo. 

Còn có bà Tiết Hãn Cần (Xue Hanjin) làm Phó chủ tịch Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Tòa án này là cơ quan tư pháp quan trọng của Liên Hiệp Quốc. Cơ quan này tuyên bố là “tòa án quốc tế”, mục đích để giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ. 

Ngoài ra còn có rất nhiều quan chức Bắc Kinh giữ chức phó lãnh đạo của các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc. Ví dụ như ông Lưu Kiện (Liu Jian) giữ chức Chủ tịch khoa học gia và Chủ nhiệm đại diện Phòng Khoa học của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP). Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc là tổ chức giúp đỡ chế định chính sách môi trường toàn cầu. 

Quan chức ĐCSTQ đã tích cực đề xướng cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide ở các nước phương Tây, nhưng lượng khí thải của ĐCSTQ lại vẫn tiếp tục tăng lên.

Dương Dung (Yang Rong), cố vấn vấn đề giữa các khu vực trong Chương trình Nhân cư Liên Hiệp Quốc, trước đó là quan chức Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, nông thôn ĐCSTQ.

Trong Tổ chức Y tế Thế giới, tổ chức bị chỉ trích vì rập khuôn theo các luận điểm của Bắc Kinh trong đại dịch virus corona mới (virus Trung Cộng) lây lan toàn cầu, quan chức ĐCSTQ là Nhậm Minh Huy (Ren Minghui) đã được bổ nhiệm làm trợ lý tổng giám đốc của dự án “Chăm sóc sức khỏe toàn dân” .

Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới của Liên Hiệp Quốc cũng do quan chức ĐCSTQ Vương Bân Dĩnh (Wang Binying) đảm nhiệm. Bắc Kinh đã từng vận động hành lang để bà Vương Bân Dĩnh trở thành tổng giám đốc của cơ quan này, nhưng các chuyên gia lo ngại rằng nếu các quan chức ĐCSTQ kiểm soát cơ quan này, Bắc Kinh sẽ có quyền sử dụng tài sản trí tuệ và kho thông tin tri thức bí mật lớn nhất thế giới, đe dọa các công ty và an ninh quốc gia Mỹ.

Theo Lý Hoàn Vũ, Epoch Times

Xem thêm: