Ngày 21/4, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua “Dự luật cạnh tranh chiến lược” liên đảng phái để đối kháng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với số phiếu bầu 21 : 1, bước tiếp theo Dự luật sẽ cần lưỡng viện thông qua và được Tổng thống Biden ký để có hiệu lực. 

p2858502a32098466
Điện Capitol (Nguồn ảnh: Pixabay)

Dự luật đối kháng với Trung Quốc quan trọng nhất của Quốc hội Mỹ những năm gần đây – “Dự luật cạnh tranh chiến lược” (Strategic Competition Act) do Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Robert Menendez thuộc đảng Dân chủ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Jim Risch thuộc Đảng Cộng hòa cùng đề xuất hôm 8/4, mục đích là chống lại Trung Quốc (ĐCSTQ) trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ, quân sự, nhân quyền, kinh tế và lĩnh vực có sức ảnh hưởng chiến lược. 

Dự luật liên đảng phái dài 281 trang này đã phản ánh ra quy mô, phạm vi và tính cấp bách của thách thức của Trung Quốc. Ông Robert Menendez cho biết, Dự luật là muốn đảm bảo trong 10 năm tới, trong tầng diện tất cả thực lực quốc gia và thực lực quốc tế của Mỹ đều có thể cạnh tranh với Trung Quốc (ĐCSTQ).

Dự luật gồm có 5 chương, bao gồm nhiều kế hoạch hành động ứng phó với vấn đề của Bắc Kinh, bao gồm hành vi kinh tế mang tính cướp đoạt, tác chiến gây gảnh hưởng xấu, quyền lực kỹ thuật số, bành trướng quân sự, dã tâm đối với Đài Loan, áp bức Hồng Kông và Tân Cương. Dự luật cũng đưa ra kế hoạch tăng cường quan hệ đối tác của Mỹ với các khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Tây bán cầu, xuyên Đại Tây Dương và châu Phi, để chống lại dã tâm của Trung Quốc. 

Về phương diện kinh tế, dịch COVID-19 bùng phát năm 2019 đã bộc lộ rủi ro khi dựa dẫm vào thị trường Trung Quốc, thúc đẩy Mỹ tích cực tái cơ cấu chuỗi cung ứng. Dự luật đưa ra kế hoạch cho năm tài khóa 2022 – 2027, mỗi năm sẽ phân bổ ngân sách 15 triệu USD, cung cấp cho sứ quán ở nước ngoài thuê chuyên gia, phối hợp với doanh nghiệp Mỹ để rút khỏi thị trường Trung Quốc và phân tán chuỗi cung ứng. 

Để ứng phó với kế hoạch “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, Dự luật cũng dự toán phân bổ 75 triệu USD, trao quyền cho Ngoại trưởng Mỹ thành lập kế hoạch “Mạng lưới giao dịch và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng”, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng có tính phát triển bền vững, minh bạch và chất lượng cao. 

Dự luật còn đưa ra kế hoạch cho năm tài chính 2022 đến 2026, mỗi năm phân bổ 300 triệu USD làm “Quý đối kháng sức ảnh hưởng Trung Quốc (ĐCSTQ)”, đồng thời yêu cầu Ngoại trưởng bổ nhiệm một  quan chức cấp trợ lý bộ trưởng trở lên kiêm nhiệm điều phối, phụ trách công tác điều phối liên quan. 

Về phương diện khoa học kỹ thuật, Dự luật cho rằng phía Mỹ cần kết hợp với đồng minh để vận dụng tất cả công cụ ngoại giao kinh tế có thể, nhằm đối kháng với “quyền lực kỹ thuật số” của ĐCSTQ, tức ĐCSTQ sử dụng tin tức hoặc sản phẩm công nghệ thông tin để giám sát , áp bức và kiểm soát người dân. 

Dự luật cũng kêu gọi phía Mỹ cùng với các đối tác đáng tin cậy bàn bạc ký kết hiệp định thương mại kỹ thuật số, đặc biệt điểm tên Đài Loan, EU, Nhật Bản và liên minh tình báo quốc tế ‘Liên minh Ngũ nhãn”. Để tăng cường quan hệ đối trong tác liên kết số và an ninh mạng, Dự luật cũng đưa ra kế hoạch trong năm tài khóa 2022 đến 2026 mỗi năm phân bổ 100 triệu USD, hỗ trợ thị trường mới nổi mở rộng an ninh mạng, xây dựng kỹ thuật số và bảo vệ tài sản kỹ công nghệ, v.v.

Đối với dã tâm quân sự của Trung Quốc, Dự luật cho rằng cân bằng quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng bất lợi cho Mỹ, hơn nữa cảnh báo rằng sau khi chính quyền Bắc Kinh thu phục Hồng Kông, có thể sẽ tăng nhanh thời gian biểu hành động đối với Đài Loan, khiến cho quốc phòng Đài loan trở nên cấp bách và quan trọng. 

Dự luật kêu gọi phía Mỹ cần tăng cường quan hệ đối tác an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm hỗ trợ Nhật bản phát triển hỏa lực chính xác tầm xa, khuyến khích và thúc giục Đài Loan đẩy nhanh tốc độ đạt được năng lực phòng vệ phi đối xứng, v.v. Ngoài ra, chính sách đối ngoại của Mỹ cần coi trọng hàng đầu khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ưu tiên phân phối tài nguyên đạt được mục tiêu chính và quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của phía Mỹ, đồng thời thực hiện tự do hàng hải và hàng không trong khu vực này. 

Về phương diện thúc đẩy giá trị dân chủ và nhân quyền, Dự luật đưa ra kế hoạch phân bổ ngân sách năm tài chính 2020 là 10 triệu USD, cung cấp cho Bộ Ngoại giao Mỹ để thúc đẩy dân chủ Hồng Kông, cũng sẽ mở rộng chế tài Tân Cương, liệt kê cưỡng bức lao động, cưỡng bức hạn chế sinh sản  vào các việc mà tổng thống Mỹ điểm tên và chế tài. 

Bộ phận Đài Loan

Trong phần Đài Loan, Dự luật đặc biệt dùng hai chương dài để nói rõ Mỹ – Đài cần làm thế nào để tăng cường mối quan hệ đối tác. 

Dự luật cho rằng chính sách của Mỹ cần nhận thức Đài Loan là một mắt xích chiến lược quan trọng của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời thúc đẩy an toàn và dân chủ của Đài Loan để duy trì yếu tố hòa bình và ổn định của “khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, cũng liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ. 

Dự luật kêu gọi phía Mỹ định kỳ bán vũ khí quân sự cho Đài Loan, tăng cường năng lực tự phòng vệ của Đài Loan, nhất là phát triển và tổ hợp lực lượng phi đối xứng, cũng thúc giục phía Mỹ đề xướng và tích cực thúc đẩy Đài Loan tham dự vào các tổ chức quốc tế có ý nghĩa. 

Dự luật còn chủ trương Bộ Ngoại giao Mỹ và các cơ quan khác của chính phủ cần tương tác với Chính phủ dân cử Đài Loan dựa trên cơ sở giống như tương tác với các chính phủ nước ngoài khác, đồng thời sử dụng ngôn ngữ và nghi thức giống nhau. Cũng không nên đưa ra bất kỳ hạn chế nào nhằm hạn chế khả năng của các quan chức từ Bộ Ngoại giao và các đơn vị khác tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các đối tác của chính phủ Đài Loan.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz đã đề xuất “Đạo luật Biểu tượng Chủ quyền Đài Loan” tại Quốc hội khóa trước, cho phép các nhân viên ngoại giao và quân sự Đài Loan treo quốc kỳ và mặc quân phục trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Dự luật đã được thông qua bằng phương thức đóng gói trong luật sửa đổi.

Tuy nhiên, Dự luật cũng thuyết minh bổ sung thêm rằng, nội dung của Dự luật không nên được hiểu là sự cần thiết phải nối lại thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) hoặc thay đổi lập trường của chính phủ Mỹ về địa vị quốc tế của Đài Loan.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: