Chính phủ Mỹ mới công bố về biện pháp trừng phạt nhắm vào một số tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên quan đến Tân Cương, ngoài ra thông tin cho biết ít nhất có 9 quan chức chóp bu tại Tân Cương bị Mỹ đưa vào danh sách đen trừng phạt.

Embed from Getty Images

Trần Toàn Quốc, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương, thủ phạm bức hại nhân quyền nghiêm trọng bằng thủ đoạn cai trị hà  khắc, sẽ bị Chính phủ Mỹ đưa vào danh sách đen bị trừng phạt. (Nguồn: Etienne Oliveau/Getty Images)

Theo thông tin, ngày 7/10, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt kê danh sách đen gồm 28 tổ chức của ĐCSTQ, trong đó có cả bộ phận an ninh liên quan và giới doanh nghiệp như Hikvision và Công nghệ Megvii. Ngày 8/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết sẽ đưa vào danh sách trừng phạt một số quan chức cấp cao của ĐCSTQ liên quan đến tình hình Tân Cương, nhưng chưa cho biết rõ về số lượng và danh tính quan chức công bố.

Nguồn tin ngày 19/10 từ tờ Epoch Times tại Mỹ cho biết, có thông tin do Mục sư người Mỹ gốc Hoa là Phó Hi Thu (Fu Xiqiu) chỉ ra, hiện có 9 quan chức cấp cao của Tân Cương bị liệt vào danh sách trừng phạt, bao gồm Bí thư Trần Toàn Quốc, Phó cục trưởng Hồ Liên Hợp của Cục 9 (Cục Tân Cương) Ban Mặt trận Thống nhất Trung ương, Chủ tịch Tân Cương Shohrat Zakir, Phó chủ nhiệm Nhân đại Tân Cương Chu Hải Luân (nguyên Bí thư Ban Chính pháp Tân Cương), Bí thư Đảng ủy kiêm Chính ủy Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương là Tôn Kim Long, Phó Chủ tịch Tân Cương là Bành Gia Thụy, Tổng tư lệnh Vũ cảnh Tân Cương là Chu Kiến Quốc, Trưởng ban Trang bị Quân Vũ trang Tân Cương là Quản Diên Mật (từng là Tư lệnh Trung đoàn Tân Cương), và Chủ nhiệm Shewket Imin của Nhân đại Tân Cương.

Như vậy, trong danh sách này có toàn bộ ba nhà lãnh đạo hàng đầu của Tân Cương là Bí thư, Chủ tịch, và Chủ nhiệm Nhân đại.

Thông tin cho biết, một khi danh sách được công bố, không chỉ những quan chức cấp cao này không được nhập cảnh vào Mỹ mà người thân của họ ở Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng, tài sản sẽ đứng trước tình cảnh có thể bị chính phủ Mỹ tịch thu. Ví dụ, Shohrat Zakir có nhiều người thân đã định cư ở Mỹ và Đức, còn các quan chức cấp cao khác cũng có người thân ở Mỹ hoặc Úc.

Thông tin đề cập rằng hiện nay ĐCSTQ đang rất lo lắng, đang nỗ lực hành động để yêu cầu Chính phủ Mỹ từ bỏ ý định này.

Được biết, danh sách này đệ trình tại Nhà Trắng vào ngày 9/8 năm nay khi Phó Tổng thống Mỹ Pence tiếp các nhà đầu tranh gồm: Tiến sĩ Dương Kiến Lợi (Yang Jianli) – người sáng lập Tổ chức Nhân quyền Mỹ, ông Trần Kiệt Phu (Chen Jiefu) – đại diện của Pháp Luân Công tại Washington, Mục sư Phó Hi Thu (Fu Xiqiu) – người sáng lập Hiệp hội Viện trợ Trung Quốc, và Phó chủ tịch Omer Kanat của Đại hội đồng Uyghur thế giới.

Ngày 7/10 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức thông báo sẽ đưa 28 tổ chức của ĐCSTQ liên quan đến giám sát, giam giữ và bức hại nhân quyền vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, bao gồm Hikvision. Ngày hôm sau, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng một số quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã được liệt kê trong danh sách đen bị trừng phạt, nhưng không công bố số lượng và danh tính các quan chức này. Thông tin cho biết, danh sách quan chức ĐCSTQ bị Chính phủ Mỹ áp lệnh trừng phạt sẽ lần lượt được công bố.

Ngày 15/10, Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, dự luận đòi hỏi hàng năm Tổng thống Mỹ phải liệt kê và xử phạt những đối tượng vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông. Dự luật sẽ có hiệu lực sau khi được Thượng viện thông qua và được Tổng thống Trump ký.

Được biết, ngoài các vấn đề của Tân Cương và Hồng Kông, một tội ác lớn khác chống lại ĐCSTQ trong lĩnh vực nhân quyền là cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hiện nay Chính phủ Mỹ cũng đã bắt đầu hành động về vấn đề này.

Hồi tháng Năm năm nay, có quan chức Chính phủ Mỹ đã thông báo cho một số nhóm tôn giáo và tín ngưỡng rằng họ có ý định xem xét các đơn xin thị thực chặt chẽ hơn, qua đó sẽ từ chối cấp thị thực cho những đối tượng bức hại nhân quyền và tự do tôn giáo, bao gồm thị thực nhập cư và thị thực khác (như đi du lịch, thăm người thân, kinh doanh), thậm chí dù đã có thị thực (bao gồm Thẻ xanh) cũng có thể bị từ chối nhập cảnh nếu xét thấy là đối tượng vi phạm. Quan chức Chính phủ Mỹ cũng thông báo cho các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ rằng họ hãy đệ trình danh sách những kẻ bức hại lên Nhà Trắng để xem xét.

Tuyết Mai

Xem thêm: