Tiếp sau việc chính quyền Tổng thống Donald Trump thực thi chế tài đối với cá nhân và thực thể xâm phạm nhân quyền tại Tân Cương, Mỹ cũng đang thẩm tra hành vi đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liệu có cấu thành tội diệt chủng hay không.

Theo Tạp chí Foreign Policy tại Mỹ đưa tin, một số quan chức và những nhân sĩ nắm được tình hình đã tiết lộ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã ra lệnh tiến hành thẩm tra để xác định việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) liệu có cấu thành tội diệt chủng hay không.

Ông Pompeo đã chỉ thị cho Giám đốc Văn phòng Tư pháp hình sự toàn cầu Mỹ kiêm Đại sứ vô nhiệm sở Morse Tan phụ trách công việc thẩm tra nội bộ này. Theo quan chức đương nhiệm và tiền nhiệm cho biết, những người tham gia đánh giá bao gồm đại diện cố vấn pháp luật của Bộ Ngoại giao, người phụ trách cơ quan tình báo của nội bộ Bộ Ngoại giao và những người có liên quan đến vấn đề nhân quyền và sự vụ Đông Á.

Ủy ban Quốc hội Mỹ và các tổ chức nhân quyền trong nhiều năm qua vẫn luôn gây áp lực cho chính quyền Mỹ trong vấn đề Tân Cương. Tháng 10 năm nay, nhiều nghị sĩ lưỡng đảng của Quốc hội Mỹ đã thúc giục chính quyền Mỹ cân nhắc đến việc cung cấp tị nạn cho người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Đồng thời, một nhóm nghị viên liên đảng cũng đưa ra dự thảo nghị quyết, yêu cầu định tính tình trạng Trung Quốc xâm phạm nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ và dân tộc thiểu số Hồi giáo là hành vi diệt chủng.

Một khi đưa ra định tính diệt chủng, chắc chắn sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Trung. Chính quyền Tổng thống Trump đã tiến hành chế tài đối với các quan chức cấp cao và thực thể liên quan của ĐCSTQ xâm phạm nhân quyền Tân Cương.

Các sự kiện bị tổ chức quốc tế định tính là diệt chủng trong thời kỳ cận đại

Ngày 9/12/1948, Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết số 260A “Công ước Ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng”, gọi gắt là Công ước CPPCG. Công ước này có hiệu lực vào ngày 12/1/1951, trong đó, điều thứ 2 đã định nghĩa hành vi diệt chủng: Cố ý tiêu diệt toàn bộ hoặc cục bộ một dân tộc quốc gia, nhóm dân tộc, chủng tộc hoặc đoàn thể tôn giáo, người phạm phải một trong những hành vi dưới đây:

– Sát hại thành viên của đoàn thể;

– Khiến cho thành viên của đoàn thể này chịu tổn hại nghiêm trọng về thân thể hoặc tinh thần;

– Cố ý khiến đoàn thể này rơi vào tình huống sinh sống nào đó, để hủy diệt mạng sống của toàn bộ hoặc cục bộ;

– Cưỡng chế thực thi biện pháp, ý đồ ngăn chặn thành viên của đoàn thể này sinh đẻ;

– Cưỡng chế hoặc dịch chuyển trẻ em của đoàn thể này đến một đoàn thể khác;

Sự kiện thời cận đại đã bị tổ chức quốc tế định tính là diệt chủng bao gồm:

Thảm sát người Do Thái – Trong Thế chiến thứ hai, Đức Quốc xã đã tàn sát gần 6 triệu người Do Thái thông qua việc thanh lọc sắc tộc. Ngoài ra, Đức Quốc xã còn thảm sát mang tính hệ thống đối với gần 5 triệu người châu Âu như người Gypsy, người đồng tính, tù binh Liên Xô (bao gồm cả những người Cộng sản), nhân chứng Giê-hô-va và những người có quan điểm chính trị khác nhau;

Cuộc diệt chủng người Armenia: Từ năm 1915 đến năm 1917, những người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi đã trục xuất, thảm sát, cướp bóc và hãm hiếp người Armenia trong Đế chế Ottoman. Số nạn nhân lên tới 1,5 triệu người. Liên Hiệp Quốc, Nghị viện châu Âu, Bỉ, Pháp, Hy Lạp và Nga gọi vụ thảm sát này là “tội ác chống lại loài người“. Năm 1978, Liên Hiệp Quốc đã xếp vụ việc này là “tội ác diệt chủng“;

Cuộc diệt chủng ở Rwandan: Xảy ra năm 1994 ở Rwanda. Đây sự kiện người Hutu diệt chủng, hãm hiếp và cướp bóc đối với người Tutsi.

Tiêu Nhiên

Xem thêm: