Thế giới đón năm 2018 với thời tiết khắc nghiệt hiếm thấy: miền trung tây và đông nước Mỹ đóng băng, sa mạc Sahara lần thứ ba có tuyết trong gần 40 năm, trong khi Châu Âu, nhiều phần của Châu Á và Trung Đông đang đón một mùa đông với khí hậu ấm bất thường.

Theo thông tin từ NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ), tuần đầu năm mới 2018, bán cầu nam, Nam Cực, đông Úc, nam Châu Phi, và mũi Hảo Vọng Châu Phi nhiệt độ ấm bất thường, trong khi Amazon tại Nam Mỹ, sa mạc Sahara Châu Phi và tây Úc lại lạnh hơn thường lệ.

Miền trung tây và miền đông nước Mỹ đón năm mới với cái lạnh kỷ lục

Embed from Getty Images

Nhiệt độ tại Quận Milwaukee, bang Wisconsin xuống tới – 38 độ C

Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) thông báo tuần đầu năm mới 2018 không khí lạnh bao phủ một vùng rộng lớn từ Nam Texas cho tới Canada và từ Montana và Wycoming miền tây qua New England, tới Maine tại mũi phía bắc.

Trong đó, nhiệt độ thấp ở mức nguy hiểm rơi vào 8 bang ở miền trung gồm:  Kansas, Missouri, Illinois, Nebraska, Iowa, Minnesota, Nam Dakota và Bắc Dakota.

NWS cho biết nhiệt độ ở thành phố Omaha, bên bờ sông Missouri, Nebraska vào trước nửa đêm Chủ Nhật (31/12) là -9,44 độ C, vượt kỷ lục lạnh của năm 1884 và nhiệt độ vẫn tiếp tục thấp trong ngày đầu tiên của năm mới 2018. Quan chức thành phố Omaha đã phải hủy lễ bắn pháo hoa chào mừng năm mới do thời tiết quá khắc nghiệt.

Thành phố Des Moines, bang Iowa vào thứ Hai (1/1) nhiệt độ -35 độ C. Các quan chức thành phố Des Moines đã phải đóng cửa một trung tâm trượt băng ngoài trời và thông báo sẽ không mở cửa lại cho đến khi nhiệt độ ấm hơn. Thành phố Duluth, bang Minnesota nhiệt độ xuống -38 độ C.

Đợt lạnh kỷ lục này đã có thiệt mạng về người với 2 nạn nhân được xác nhận ở Quận Milwaukee, bang Wisconsin. Nhân viên y tế tại Milwaukee cho biết một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi và một người đàn ông khác 34 tuổi tử vong do bị hạ thân nhiệt.

Sa mạc Sahara lần thứ ba có tuyết rơi sau gần 40 năm

sahara snow4 2018
Sa mạc Sahara phủ tuyệt dầy 46cm

Sau 40 năm, đây là mùa đông thứ ba sa mạc Sahara Châu Phi xuất hiện tuyết, độ dầy lên tới khoảng 46cm. Lần gần nhất tuyết rơi ở vùng nóng nhất thế giới này là vào cuối năm 2016.

Theo tờ Telegraph, tuyết được ghi nhận tại thị trấn Ain Sefra, miền bắc Châu Phi, được cho là xuất hiện sau một cơn bão mùa đông bất thường hôm thứ Bảy (6/1).

Báo giới ghi nhận tuyết bắt đầu rơi vào sáng Chủ Nhật (7/1), kéo dài trong vài giờ và nhanh chóng đóng thành băng trên cát.

Nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata cho biết: “Khi chúng tôi tỉnh dậy, chúng tôi thực sự bất ngờ khi lại nhìn thấy tuyết. Cả ngày Chủ Nhật mặt cát đầy tuyết trắng và chỉ bắt đầu tan chảy vào khoảng 5 giờ chiều”.

Tuyết lần đầu được nhìn thấy tại Sahara là vào ngày 18/2/1979, thời điểm đó bão tuyết chỉ kéo dài khoảng nửa giờ.

Miền đông Úc nóng tới 47,3 độ C

08xp australiaheat1 master768
Các bãi biển tại Sydney đông kín người

Với vị trí địa lý của mình, mùa nghỉ Giáng sinh của nước Úc cũng là kỷ nghỉ hè. Tuy nhiên mùa hè nước Úc năm nay đón nhận nắng nóng kỷ lục.

Giới chức Úc ghi nhận một số con đường cao tốc nền nhựa đường đã bị chảy do nhiệt độ quá cao.

Khu Penrith, ngoại ô thành phố Sydney đang trải qua những ngày nóng kỷ lục với nhiệt độ lên tới 47,3 độ C.  Đây là nhiệt độ cao nhất tại vùng Sydney kể từ năm 1939 – thời điểm nhiệt độ lên tới 47,8 độ C.

Các bãi biển tại Sydney đông kín người, khách sạn thiếu phòng nghỉ, không đáp ứng được nhu cầu người dân.

Bình thường nhiệt độ mùa hè tại các thành phố ven biển ở miền đông Úc thường thấp hơn các khu vực sa mạc ở miền trung. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào tháng Một tại Sydney chỉ vào khoảng hơn 26 độ C.

Hùng Cường

Xem thêm: