Hôm 30/5 Hải quân Mỹ loan báo Việt Nam sẽ là một trong 26 quốc gia cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC), một sự kiện quân sự quy mô lớn mà Trung Quốc vừa bị rút lại thư mời vì Washington cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông.

Embed from Getty Images

Tàu chiến Mỹ di chuyển tới Đông Nam Á làm nhiệm vụ cứu trợ

Cuộc tập trận dự kiến diễn ra từ ngày 27/6 tới 2/8 tại Hawaii và nam California.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc thao duyệt hải quân đa quốc gia 2 năm một lần này.

Hải quân Mỹ cho hay, năm nay sẽ có 47 tàu chiến, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25 nghìn quân nhân tham dự. Trung Quốc đều tham dự sự kiện này vào năm 2014 và 2016.

Tuần trước, Washington thông báo hủy thư mời Trung Quốc tham gia RIMPAC vì lý do nước này đẩy mạnh quân sự hóa biển Đông.

Trong tháng 5/2018, Trung Quốc liên tiếp cho oanh tạc cơ ra các đảo mà họ chiếm đóng và xây dựng ở Trường Sa, động thái đã khiến Mỹ chỉ trích và cho tàu chiến áp sát đảo để phản đối.

Trung Quốc phản ứng đáp trả lại rằng Hoa Kỳ rõ ràng “đã phớt lờ sự thật và làm rùm beng cái gọi là quân sự hóa Biển Đông”, và lấy đó là cái cớ để không mời Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng hành động của Trung Quốc ở vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền “trái với các nguyên tắc và mục đích của RIMPAC”.

Hải quân Mỹ cho biết rằng “RIMPAC mang lại cơ hội huấn luyện độc đáo nhằm thúc đẩy và duy trì mối quan hệ hợp tác mang tính sống còn để bảo đảm an toàn của các tuyến đường biển và an ninh tại các đại dương trên thế giới”.

Mỹ cũng mời nhiều quốc gia châu Á khác tham dự cuộc thao dượt này, trong đó có các đồng minh thân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines.

Trong một diễn biến khác liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 31/5 nói rằng cuộc huấn luyện bắn đạn thật của Trung Quốc ở Hoàng Sa gần đây đã “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực” bà Hằng nói.

Đức Trí (T/h)

Xem thêm: