Tháng 4/2021, Nhà Trắng thông báo rằng vào ngày 31/8, quân đội Hoa Kỳ sẽ kết thúc gần 2 thập kỷ hiện diện tại Afghanistan. Đồng thời, quân đội NATO cũng tuyên bố rút quân. Sẽ xuất hiện một cục diện mới ở Afghanistan, với một “khoảng trống” của các lực lượng vũ trang phương Tây. Điều này đã thu hút sự chú ý của thế giới.

Embed from Getty Images

Từ năm 2017 đến năm 2018, các quan chức ĐCSTQ đã gặp tổ chức Taliban của Afghanistan (Tổ chức khủng bố Hồi giáo khét tiếng) nhiều lần, nhằm tìm kiếm một vai trò quan trọng trong tình hình ở Afghanistan. Taliban và các lực lượng chính phủ Afghanistan kỷ niệm lệnh ngừng bắn kéo dài 3 ngày trong lễ Eid al-Fitr vào ngày 17/6/2018. (Ảnh: Javed Tanveer / AFP / Getty)

Afghanistan là nơi giao thoa của Trung Á, Tây Á và Đông Á, là vùng đất cằn cỗi, nhiều đồi núi, dễ phòng thủ và khó tấn công. Nơi đây luôn là địa điểm ưa thích của những kẻ khủng bố và còn được gọi là “Nấm mồ của Đế quốc.”

Với việc rút quân của Mỹ, tổ chức cực đoan tôn giáo Taliban nổi lên ở Afghanistan năm 1994 dường như đã trở lại. Việc rút quân của Hoa Kỳ đã làm thay đổi sự cân bằng của cục diện chính trị trong khu vực. Đối với ĐCSTQ, một quốc gia giáp ranh tại các lãnh thổ phía tây mà nói, đây là một mối quan ngại lớn.

Lực lượng Mỹ rút khỏi Afghanistan, 20 năm chống khủng bố kết thúc

Chính quyền Biden hồi tháng Tư thông báo rằng quân đội Mỹ sẽ chấm dứt sự hiện diện của mình tại Afghanistan và sẽ rút quân đợt cuối cùng vào ngày 31/8. Năm 2001, Hoa Kỳ gia nhập NATO và đồn trú tại Afghanistan sau khi tổ chức khủng bố “Al Qaeda” do Bin Laden cầm đầu tiến hành vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 nhằm vào Hoa Kỳ. Thời điểm đó, chính quyền Taliban đã hỗ trợ và che chở cho Al Qaeda và thủ lĩnh của tổ chức này là Osama bin Laden.

Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã hỗ trợ huấn luyện và trang bị cho các lực lượng của Chính phủ Afghanistan trong cuộc chiến chống Taliban và Al-Qaeda, cũng như truy lùng Bin Laden. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng cung cấp rất nhiều sự hỗ trợ về kinh tế và quân sự cho Chính phủ Afghanistan. Trong 20 năm qua, Mỹ đã chi hàng ngàn tỷ USD ở Afghanistan và hy sinh khoảng 2.400 binh sĩ.

Lý do ông Biden tuyên bố rút quân là do mục tiêu ban đầu của Hoa Kỳ khi tiến vào Afghanistan đã đạt được. Việc rút quân cũng được cả hai đảng của Hoa Kỳ ủng hộ. Nhưng các nhà bình luận lo ngại rằng Taliban sẽ trở lại sau khi Hoa Kỳ rút quân, khiến trận chiến đẫm máu kéo dài 20 năm trước đó của Hoa Kỳ trở thành công dã tràng.

Tuy nhiên ngày 8/7, ông Biden tuyên bố rằng mục đích Hoa Kỳ hiện diện tại Afghanistan không phải là để tái thiết một đất nước xa xôi, mà là để tránh bi kịch khủng bố 11/9 tái diễn, cũng như đưa bè cánh của Bin Laden ra trước công lý. Ông cũng nói rằng trên thực tế, cuộc chiến này lẽ ra đã kết thúc khi Bin Laden bị bắn chết cách đây 10 năm.

Sự trỗi dậy của Taliban và việc hỗ trợ các tổ chức khủng bố nước ngoài

Năm 1996, Taliban giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, giành quyền kiểm soát Afghanistan và quản lý đất nước này bằng các luật Hồi giáo hà khắc. Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Taliban đã chứa chấp và không chịu giao Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al Qaeda. Lực lượng quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo đã đóng quân ở Afghanistan và lật đổ chế độ Taliban.

Thủ lĩnh Omar của tổ chức này chạy trốn vào núi và tiếp tục lãnh đạo Taliban chống lại quân đội Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại năm 2004, thủ lĩnh Omar tuyên bố rằng Taliban sẽ “săn lùng và giết lính Mỹ như những con lợn.”

Tháng 2/2020, chính quyền Trump và Taliban đã đàm phán và ký một thỏa thuận rút quân. Đổi lại, Taliban đưa ra đảm bảo an ninh và hứa sẽ đàm phán một kế hoạch hòa bình với chính phủ hiện tại của Afghanistan. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tiến triển chậm chạp và sau đó đi vào bế tắc.

Giờ đây, với sự rút lui của quân đội Mỹ và NATO, Taliban đã tiến hành một cuộc tấn công thậm chí còn dữ dội hơn, khiến hàng trăm nhân viên an ninh Afghanistan và người tị nạn vượt biên, tháo chạy sang nước láng giềng Tajikistan.

Điều này cũng khiến Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Nga và các nước láng giềng khác của Afghanistan lo ngại, rằng các phần tử Hồi giáo cực đoan sẽ xâm nhập vào các nước Trung Á, thậm chí khiến ISIS của quốc gia Hồi giáo trỗi dậy.

Taliban là một tổ chức vũ trang Hồi giáo cực đoan dòng Sunni, có nguồn gốc từ vùng Kandahar của Afghanistan. “Taliban” nghĩa là học sinh trong tiếng Pashto và tiếng Ba Tư. Hầu hết các thành viên ban đầu của tổ chức này là học sinh của các trường Hồi giáo trong các trại tị nạn ở Afghanistan.

Khi mới thành lập, Taliban chỉ có tổng cộng 800 người nhưng đã giương cao ngọn cờ diệt quân phiệt và xây dựng lại đất nước, đồng thời đưa ra các đề xuất chống tham nhũng và khôi phục thương mại, có tính kỷ luật cao và dũng cảm. Taliban từng giành được sự ủng hộ của thường dân Afghanistan. Nhờ đó, sức mạnh của Taliban được mở rộng và phát triển nhanh chóng, lực lượng này có gần 30.000 người, hàng trăm xe tăng và hàng chục máy bay.

Vào tháng 5 và tháng 6/1995, Taliban phát động một chiến dịch có bí danh “Cuộc xâm lược Kabul”, chiếm đài phát thanh và Phủ Tổng thống vào ngày 26/9. Sau đó, Taliban đã kiểm soát hơn 90% lãnh thổ đất nước.

Từ năm 1996 đến năm 2001, Taliban đã thành lập một chính quyền quốc gia, tên chính thức là Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan, và tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo thuần túy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, nền kinh tế sa sút và dịch bệnh phổ biến, khiến sự hỗ trợ giảm dần. Do Afghanistan thực thi chế độ độc tài, cùng sự hòa nhập của chính trị và tôn giáo, nước này chỉ được 3 quốc gia là Pakistan, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia công nhận là hợp pháp.

Taliban diễn giải Hồi giáo với quan điểm của dòng Deoband cực đoan và cũng chịu ảnh hưởng của Bin Laden về tư tưởng. Taliban đã cấm nhiều quyền lợi của phụ nữ và các hoạt động như đi làm, đi học, phim ảnh, truyền hình, âm nhạc và khiêu vũ được chính quyền trước đó cho phép. Cảnh sát tôn giáo của họ (mô phỏng việc “Thúc đẩy cái thiện và trấn áp cái ác” của Ả Rập Xê Út) chịu trách nhiệm thực thi lệnh cấm. Những người vi phạm có thể bị quất bằng roi.

Năm 2009, các tay súng Taliban hoạt động ở khu vực biên giới Pakistan. Thậm chí còn thay mặt chính phủ thi hành thứ gọi là luật Hồi giáo, bắn chết một cặp nam nữ Pakistan ngoại tình.

Taliban cực lực phản đối người Hồi giáo Shia và cũng không tranh luận giáo lý với những người Hồi giáo khác. Thậm chí không cho phép các nhà báo Hồi giáo đặt câu hỏi về các sắc lệnh của họ, hoặc thảo luận về cách giải thích Kinh Qur’an (Koran).

Những người người Hồi giáo Shia khá điển hình chỉ có 3 nước Iran, Iraq và Syria. Hơn nữa Iraq và Syria không phải là những quốc gia thuần túy theo dòng Shia và người Hồi giáo dòng Shia chỉ chiếm một bộ phận.

Người Pashtun thuộc Taliban chủ yếu tin vào Wahhābiya trong số những người theo đạo Hồi dòng Sunni. Họ là những người cực đoan chính thống. Họ không chỉ chống lại những kẻ ngoại đạo mà còn chống cả những người ở tôn giáo khác như người Shia và người Sufi. Điều này cũng dẫn đến sự không tương thích giữa Taliban và chính phủ thần quyền Iran.

Khu vực gần với Iran của Afghanistan là khu vực tập trung những người tị nạn Shia. Rất nhiều người Shia của Afghanistan trong số các dân quân Shia, đã được Iran gửi đến Syria và Iraq. Người Pashtun tập trung tại biên giới giữa Afghanistan và Pakistan, nhưng quân Chính phủ Pakistan không thể kiểm soát.

Theo báo cáo, tổ chức Al-Qaeda có 10 trại căn cứ ở Afghanistan, chuyên đào tạo các thành viên sử dụng vũ khí, thiết bị liên lạc và tổ chức vận động. Kể từ những năm 1980, hơn 30.000 người đã được đào tạo. Các thành viên của tổ chức này sẽ sử dụng fax, điện thoại di động và Internet để điều phối những người ủng hộ họ trên khắp thế giới. Nói chung, thông tin được phân phối ra thế giới bên ngoài, và nó cũng được công bố trên Internet hoặc dưới dạng video clip.

Al Qaeda đều có quan hệ với các tổ chức cực đoan khác trên thế giới gồm Lebanon, Ai Cập, Libya, Yemen, Syria, Iraq, Philippines, Ethiopia, các nhóm vũ trang của Cộng hòa Chechnya đấu tranh đòi ly khai khỏi Nga, và tổ chức Đông Turkestan ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Tiến sĩ Sajjan Gohel thuộc Quỹ Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Taliban và Al-Qaeda không thể tách rời. Họ có những nghĩa vụ về văn hóa, gia đình và chính trị không thể từ bỏ. Ngay cả khi ban lãnh đạo của họ tìm cách chia rẽ các gia đình, thì vấn đề vẫn sẽ như cũ.”

Năm 1996, kể từ khi Osama bin Laden chuyển Al-Qaeda từ Sudan đến Afghanistan, Taliban đã cung cấp nơi tị nạn cho y cho đến năm 2001.

Khi lực lượng Hoa Kỳ rút đi, Taliban đã tăng tốc chiếm đóng các khu vực khác nhau ở Afghanistan. Một phát ngôn viên của Taliban tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng lực lượng này hiện đã kiểm soát hơn 85% Afghanistan.

Taliban đàm phán với ĐCSTQ, có thể mặc cả về “Đông Turkestan

Từ tháng 9/2019 đến tháng 1/2021, ông Matthew Forbes Pottinger, 48 tuổi, Phó cố vấn An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ, từng học tiếng Trung và nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Massachusetts. Đồng thời ông làm phóng viên của tờ Reuters và The Wall Street Journal tại Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2005.

Ông nhiều lần bị quấy rối khi làm việc ở Trung Quốc. Khi phỏng vấn nguồn tin, ông đã bị nhân viên tình báo quay video. Khi bị cảnh sát đuổi bắt, ông buộc phải ném những ghi chép về cuộc phỏng vấn vào bồn cầu và xối sạch. Ông cũng bị đánh đập bởi “chính phủ côn đồ ” tại một quán cà phê Starbucks ở Bắc Kinh.

Sau khi về nước, ông Pottinger tình cờ xem được đoạn video quay cảnh một công dân Mỹ bị một tên khủng bố Iraq chặt đầu. Ông ấy gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với tư cách là sĩ quan tình báo và đóng quân tại Okinawa của Nhật Bản, Afghanistan và Iraq.

Ông ấy có kiến ​​thức tốt về các hoạt động khủng bố ở Afghanistan, gồm cả thông tin tình báo về “Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan” của Tân Cương tại Afghanistan. Ông cũng tham gia 2 cuộc chiến ở Afghanistan, và từng gặp gỡ Thiếu tướng Michael Flynn. Hai người đã cùng nhau viết báo cáo tình báo. Sau khi nghỉ hưu, ông Pottinger tham gia Hội đồng An ninh Quốc gia vào năm 2017, phụ trách chính sách châu Á và trở thành “người hiểu biết về Trung Quốc” duy nhất trong số các quan chức hàng đầu của Nhà Trắng.

Kinh nghiệm làm việc tình báo ở Afghanistan sau này đã đóng một vai trò quan trọng giúp ông Pottinger hỗ trợ chính quyền Trump, hoạch định chính sách cứng rắn chống lại Trung Quốc. Đồng thời lên án tội ác diệt chủng của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và các dân tộc thiểu số khác.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, hơn 3.500 thành viên của “Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan” đang đóng quân tại khu vực biên giới giữa Afghanistan và Trung Quốc. Vì vậy, ĐCSTQ đã tăng cường liên lạc với Taliban, và hai bên đã tổ chức một số cuộc họp và đàm phán kín.

Theo Hãng thông tấn vệ tinh Nga, cô Natalia Zamarayeva, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Trung Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn. Cô nói rằng khi Bắc Kinh đàm phán với Taliban, có lẽ ĐCSTQ sẽ đề nghị Taliban từ bỏ việc hỗ trợ các nhóm ly khai Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương ở Afghanistan. Nhưng liệu Taliban có sẵn sàng làm như vậy trong tương lai hay không, và mức giá mà họ từ chối hỗ trợ là bao nhiêu, lại là một vấn đề khác.

Tuy nhiên, ông Chu Vĩnh Bưu, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu “Vành đai và Con đường” của Đại học Lan Châu và Trung tâm Nghiên cứu Afghanistan, nghi ngờ liệu Taliban có thực sự muốn từ bỏ mối quan hệ của họ với “Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan” hay không. Bởi xét cho cùng, đến nay, Taliban chưa hề gián đoạn liên lạc với Al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác.

Giáo sư Chu Vĩnh Bưu nói: “Hiện tại, Taliban đã tuyên bố rằng nếu Trung Quốc có thể hỗ trợ Taliban trong vấn đề Afghanistan, họ sẽ sẵn sàng từ bỏ quan hệ với Đông Turkestan. Thậm chí họ có thể hỗ trợ Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương, hoặc thân thiết hơn với Trung Quốc trong một vài phương diện về lập trường khác. Nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng Taliban thực sự không thể làm được điều đó, hoặc những cam kết hiện tại của họ không đáng tin cậy.

“Vì theo nền tảng tư tưởng và giá trị của Taliban, gồm cả việc trên thực tế họ từng che chở cho Al-Qaeda và Osama bin Laden. Đến nay, nếu họ không cắt đứt mối quan hệ hiện tại với Al-Qaeda hoặc các tổ chức khủng bố khác, chúng ta có thể thấy rằng Taliban sẽ sử dụng tuyên bố này như một con bài mặc cả nhiều hơn, và họ bị nghi ngờ là những kẻ lừa gạt. Kiểu hứa này không cần phải trả bất cứ giá nào, lại khó giám sát việc thực hiện chúng trong tương lai. Đối với Taliban, họ đương nhiên luôn sẵn sàng đưa ra những lời hứa như vậy mà không phải trả bất cứ giá nào, để đổi lấy sự ủng hộ và lợi ích mà họ muốn có được.”

Ngày 7/7, ông Suhail Shaheen, người phát ngôn của Taliban, đã công khai bày tỏ lòng trung thành với ĐCSTQ trên kênh truyền thông Trung Quốc rằng: “Cần phải tổ chức các cuộc đàm phán với Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất ở Afghanistan”, “Chúng tôi đã đến Trung Quốc nhiều lần và có mối quan hệ tốt với họ”, ” Nếu họ đến đầu tư, tất nhiên chúng tôi sẽ đảm bảo an toàn cho họ. Sự an toàn của họ rất quan trọng đối với chúng tôi.”

Embed from Getty Images

Ông Shaheen, phát ngôn viên của Taliban (phải) đã mượn kênh truyền thông của Trung Quốc công khai thể hiện lòng trung thành với ĐCSTQ. (Ảnh: Dimitar Dilkoff / AFP)

Về vấn đề này, ông Hồ Tích Tiến của “Thời báo Hoàn cầu”, kênh nhà truyền thông nhà nước, đã rất ngạc nhiên. Đồng thời, ông này tuyên bố trên Weibo rằng đây là thất bại trong cuộc chiến trị giá hàng ngàn tỷ đô la của Mỹ ở Afghanistan và là thắng lợi trong đường lối ngoại giao của ĐCSTQ.

ĐCSTQ do dự e rằng sẽ rơi vào kết cục “Nấm mồ của Đế quốc

Liên quan đến khả năng chế độ Taliban nhanh chóng lên nắm quyền, sự căng thẳng của ĐCSTQ đã vượt quá sự tự tin của ông Hồ Tích Tiến. Phản ứng của Bộ Ngoại giao chính là một ví dụ chứng minh cho điều đó. Ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo ngày 9/7, rằng Trung Quốc và Nga sẽ đi đầu trong việc thảo luận các vấn đề an ninh ở Afghanistan sau khi Mỹ rút quân vào tuần tới.

Đồng thời, Bắc Kinh liên tục kêu gọi công dân Trung Quốc ở Afghanistan nhanh chóng rời khỏi đất nước này và cử máy bay đặc biệt đến sơ tán Hoa kiều vào tháng trước. Điều này cho thấy họ không mấy lạc quan về tình hình an ninh ở Afghanistan.

Các công ty Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các mỏ và cơ sở hạ tầng của Afghanistan suốt 20 năm qua. Nhiều công dân Trung Quốc đã đến Afghanistan để làm việc và sinh sống. Với việc rút quân của Hoa Kỳ và cuộc vây thành cướp đất của Taliban, những khoản đầu tư, tài sản và thậm chí là an toàn tính mạng của người dân Trung Quốc ở Afghanistan, đều gặp phải nguy hiểm rất lớn.

Nhưng Bắc Kinh vẫn không quên chỉ trích Hoa Kỳ và cảm nhận sâu sắc rằng một cuộc khủng hoảng mới đang đến. Ngày 9/7, Tân Hoa Xã đăng một bài báo có tên “Toan tính đằng sau việc tăng tốc rút quân khỏi Afghanistan là gì”, dẫn lời các nhà phân tích, cho rằng để thoát khỏi vũng lầy chiến tranh càng sớm càng tốt, Mỹ và các nước đồng minh đã rút quân khỏi Afghanistan một cách vô trách nhiệm, để lại cho đất nước này một “hố đen an toàn” khổng lồ phía sau. Việc Mỹ rút quân không chỉ làm mất đi lợi ích của người dân Afghanistan, mà còn làm gia tăng mạnh các rủi ro về an ninh quốc gia trong khu vực.

Điều này cũng cho thấy, ĐCSTQ nhận thức rõ rằng vũng nước bùn lầy ở Afghanistan không dễ lội qua, và không thể tin tưởng vào lực lượng pháo binh của Taliban. Nếu không có sự cân bằng chiến lược được hỗ trợ bởi các lực lượng của Mỹ và NATO, khi đối mặt với Afghanistan, nơi giao thoa của Trung Á, Tây Á và Nam Á, ĐCSTQ sẽ không thể thoát ra như Mỹ. Đồng thời, liệu những trái đắng mà ĐCSTQ tạo ra khi đàn áp người dân ở Tân Cương sẽ ra sao?

Liệu có vì việc Afghanistan thay đổi quốc kỳ, khiến làn sóng phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ nhanh chóng nổi dậy, biến Afghanistan thành “Nấm mồ Đế quốc” của ĐCSTQ? Điều đó vẫn phải chờ xem, nhưng đây cũng là bài học kinh nghiệm từ Đế quốc Anh, Liên Xô cũ và Nga.

Vi Thác, Epoch Times

Xem thêm: