Theo kết quả đánh giá của nhà sản xuất chip Micron của Mỹ, đã gần 2 tháng kể từ khi chính quyền Bắc Kinh ra lệnh cho các nhà điều hành cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc ngừng mua các sản phẩm của hãng này. Hiện tại, xu hướng chung của sự tách rời hai chiều giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được xác nhận.

shutterstock 2210186047
(Nguồn: T. Schneider/ Shutterstock)

Trước đó hôm 31/3, Văn phòng Ủy ban An ninh mạng và Thông tin hóa của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Văn phòng Mạng) đã ban hành một văn bản nêu rõ, để đảm bảo an ninh cho chuỗi cung ứng cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng, ngăn chặn các vấn đề về sản phẩm gây rủi ro an ninh mạng và bảo vệ an ninh quốc gia, theo “Lut An ninh Quc gia” “Lut An ninh mng,” Văn phòng Đánh giá An ninh Mạng đã đánh giá các sản phẩm do Micron bán ở Trung Quốc theo “Các bin pháp rà soát an ninh mng”.

Micron là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của Hoa Kỳ, và là một trong những “gã khng lchip nhớ của thế giới. Tuy nhiên, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng, doanh thu của hãng này từ Trung Quốc tiếp tục giảm, từ mức 57% cao nhất trước đó giảm xuống còn 10% vào năm 2022 (tổng doanh thu của Micron năm ngoái là 30,8 tỷ USD).

Ngày 22/5, kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc “Securities Times” đưa tin, kết quả đánh giá Micron cho thấy các sản phẩm mà công ty này bán ở Trung Quốc đã không vượt qua được đánh giá an ninh mạng, và các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng trong nước nên ngừng mua sản phẩm của Micron.

Lệnh cấm này có nghĩa là các sản phẩm của Micron không được phép sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ ngân hàng và tổ chức tài chính đến đường sắt, đường bộ và các cơ sở viễn thông.

Một nhà cung cấp thiết bị lưu trữ ở Thâm Quyến đã tiết lộ với giới truyền thông chính phủ rằng Micron có ý định giới thiệu một số khách hàng trong nước với các công ty lưu trữ ngang hàng.

Các cuộc điều tra sau đó đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Micron. Dự kiến trong tương lai, ​​các nhà sản xuất thiết bị lưu trữ Hàn Quốc như Samsung và SK Hynix sẽ tiếp quản một phần thị trường của Micron. Các nhà sản xuất lưu trữ nội địa Trung Quốc cũng đang chờ đón cơ hội, nhưng so với các sản phẩm cao cấp, họ vẫn còn tụt hậu.

Vào tháng trước, tờ “Financial Times” của Anh trích dẫn các nguồn tin cho biết, Nhà Trắng đã nói với Chính phủ Hàn Quốc rằng nếu Micron bị cấm bán ở Trung Quốc sau khi bị Cục quản lý không gian mạng ĐCSTQ điều tra, thì hy vọng rằng Chính phủ Hàn Quốc sẽ kêu gọi Samsung và SK Hynix không lợi dụng tình hình này để tăng doanh số bán chip sang Trung Quốc, tránh lấp đầy khoảng trống tại thị trường Trung Quốc.

AFP tin rằng động thái này tượng trưng cho sự leo thang hơn nữa của cuộc chiến chip Trung-Mỹ.

Hoa Kỳ cố gắng hạn chế Trung Quốc có được các chip tiên tiến nhất. Vào tháng 3, Trung Quốc đã tiến hành đánh giá an ninh mạng đối với các sản phẩm của Micron được bán ở Trung Quốc nhằm trả đũa. Gần đây, Trung Quốc cũng đã thắt chặt việc thực thi các luật liên quan đến an ninh quốc gia và chống hoạt động gián điệp.

Micron tuyên bố rằng họ đã được chính quyền Bắc Kinh thông báo, và Micron sẽ đánh giá các kết luận cũng như các hành động tiếp theo.

Khi được AFP hỏi liệu Micron có nộp đơn khiếu nại hay không, một phát ngôn viên của hãng cho biết: “Chúng tôi mong mun tiếp tc tho lun vi chính quyn Bc Kinh.”

Mặt khác, Micron đã chuyển sang đầu tư vào Nhật Bản. Ngày 18/5, hãng cho biết sẽ đầu tư khoảng 3,6 tỷ đô la Mỹ vào Nhật Bản, để sản xuất chip bộ nhớ quy trình tiên tiến, và sẽ giới thiệu thiết bị cực tím (EUV) mới nhất của nhà sản xuất máy in thạch bản Hà Lan ASML, và trở thành công ty đầu tiên mang công nghệ EUV đến Nhật Bản.

Trong một tuyên bố, Micron cho biết khoản đầu tư này sẽ “to điu kin cho làn sóng đổi mi công ngh toàn din tiếp theo, như các ng dng trí tu nhân to (AI) đang ni lên nhanh chóng.”

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố, chỉ ra rằng lệnh cấm của Bắc Kinh đối với Micron và các cuộc tấn công trước đó đối với các công ty Hoa Kỳ đi ngược lại chính sách đã nêu về thị trường mở và quy định minh bạch.

Bộ Thương mại Mỹ cũng nhấn mạnh họ sẽ liên hệ, hợp tác với các đồng minh, đối tác lớn để giải quyết s méo mó của th trường chip nh do hành vi ca Trung Quc gây ra.

Ông Riley Walter, một chuyên gia về các vấn đề kinh tế và công nghệ toàn cầu tại Viện Hudson, một tổ chức tư vấn ở Washington, đã viết cho RFA: “Tôi lo lắng rằng trong vài năm tới, các công ty nước ngoài, bao gồm cả Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu, sẽ bị các quan chức Trung Quốc quấy rối nhiều hơn nữa.”

Hàng loạt cuộc truy quét gần đây của chính quyền Trung Quốc nhắm vào các công ty tư vấn của Hoa Kỳ đã tác động rõ rệt đến ngành này. Theo một báo cáo độc quyền của Reuters vào ngày 19/5, tại Hồng Kông các nhân viên của Mintz Group, một công ty thẩm định doanh nghiệp của Mỹ, đã bắt đầu sơ tán.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do vào ngày 22/5, bà Trần, một người trong ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc không muốn tiết lộ danh tính, cho biết Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác hạn chế bán chip cao cấp và một số vật liệu bán dẫn cho các công ty Trung Quốc. Sau lệnh cấm đối với sản phẩm của Micron, các công ty Trung Quốc phải mua các sản phẩm tương tự với giá đắt hơn.

Bà nói: “Ví d, b nh truy cp ngu nhiên động ph biến nht, b nh flash và các sn phm khác đang cn gp trong ngành công nghip. Hiện gi họ phi mua chúng t các công ty nước ngoài khác, và giá có th cao hơn. Có câu giết địch một vạn, tự chết 8000 quân, bây giờ xem ra không chỉ là 8000.”

Hàng năm Trung Quốc đều cần nhập khẩu một lượng lớn chip từ nước ngoài, để sản xuất các sản phẩm điện tử, như điện thoại di động và máy bay không người lái.

Theo dữ liệu nhập khẩu chip năm 2022 do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, Trung Quốc đã nhập khẩu 538,4 tỷ mạch tích hợp vào năm 2022, giảm 15% so với năm 2021.

Về giá trị, kim ngạch nhập khẩu mạch tích hợp của Trung Quốc là 415,6 tỷ USD, giảm khoảng 5% so với năm 2021. Năm 2021, lượng nhập khẩu chip của Trung Quốc tăng 16,9%, năm 2020 tăng 22,1%.

Bình Minh (t/h)