Ngày 17/11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã chỉ định Trung Quốc, Nga và 8 quốc gia khác vào danh sách các quốc gia vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo năm 2021.

mo cuop noi tang
Các học viên Pháp Luân Công tổ chức diễu hành chống lại hoạt đông mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ hôm 18/4/2021 tại Flushing, New York. (Ảnh: The Epoch Times)

Tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken

Mỹ đã bổ sung Nga vào Danh sách đen “Vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo” năm nay. Sau đây là toàn bộ nội dung tuyên bố của ngoại trưởng Blinken:

Hoa Kỳ chưa bao giờ dao động trong cam kết ủng hộ tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng cho tất cả mọi người và ở mọi quốc gia. Ở quá nhiều nơi trên thế giới, chúng ta tiếp tục chứng kiến ​​các chính phủ sách nhiễu, bắt giữ, đe dọa, bỏ tù và giết hại những người chỉ vì tìm cách sống cuộc đời phù hợp với niềm tin của họ. Chính phủ hiện tại của Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của mọi cá nhân, bao gồm cả việc đối đầu và chống lại những người vi phạm và chà đạp quyền con người này.

Hàng năm, Bộ trưởng Ngoại giao có trách nhiệm xác định các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, những người vi phạm quyền tự do tôn giáo, xác định chúng theo Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế. Tôi xác định rằng Myanmar, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Eritrea, Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Xê-út, Tajikistan và Turkmenistan là các Quốc gia Đặc biệt Quan ngại vì đã tham gia hoặc dung túng “các vi phạm có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo”. Tôi cũng đã đưa Alginia, Comoros, Cuba và Nicaragua vào Danh sách theo dõi đặc biệt dành cho các chính phủ can dự hoặc dung túng cho “những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo”. Cuối cùng, tôi cũng xác định al-Shabab, Boko Haram, Hayat Tahrir al-Sham, Houthis, Nhà nước Hồi giáo (ISIS), Nhà nước Hồi giáo ở Đại sa mạc Sahara (ISGS), Nhà nước Hồi giáo Tây Phi (ISWA), Những người bảo vệ Hồi giáo (Jamaat Nasr al-Islam wal-Muslimin) và Taliban là những nhóm cần quan tâm đặc biệt.

Những thách thức đối với tự do tôn giáo trên thế giới ngày nay mang tính cấu trúc, hệ thống và có nguồn gốc lâu đời. Những thách thức này tồn tại ở mọi quốc gia và đòi hỏi tất cả những ai không muốn coi hận thù, không khoan dung và ngược đãi là hiện trạng để duy trì cam kết toàn cầu. Chúng cũng đòi hỏi sự quan tâm khẩn cấp của cộng đồng quốc tế.

Chúng tôi sẽ tiếp tục gây áp lực buộc tất cả các chính phủ khắc phục những thiếu sót trong luật pháp và thực tiễn của họ, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm giải trình đối với những người chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm. Hoa Kỳ vẫn cam kết hợp tác với các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các thành viên của các cộng đồng tôn giáo để thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn thế giới và giải quyết hoàn cảnh của các cá nhân và cộng đồng đối mặt với lạm dụng, quấy rối và phân biệt đối xử vì những gì họ tin tưởng hoặc những gì họ không tin tưởng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị xếp vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp các tôn giáo 

bia tu do
Bìa Báo cáo thường niên năm 2021 về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ. (Ảnh chụp màn hình trang web của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF))

Vào ngày 21/4 năm nay, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố Báo cáo thường niên năm 2021 về tự do tôn giáo.

Phần tiếng Trung của báo cáo viết: “Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục tích cực đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo độc lập, bao gồm người Hmong theo đạo Tin lành (Protestant Hmong), người Montagnard theo đạo Thiên chúa (Montagnard Christians), Phật giáo Hòa Hảo (Hoa Hao Buddhists), Phật tử Thống nhất (the Unified Buddhists), tín đồ Cao Dai, Công giáo và học viên Pháp Luân Công… Một số báo cáo quốc tế đáng tin cậy cho thấy rằng hoạt động mổ cướp nội tạng sống, bao gồm cả nội tạng của các học viên Pháp Luân Công, có thể vẫn đang tiếp tục.”

Chính phủ Hoa Kỳ đã định nghĩa cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và những người Hồi giáo khác là tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ khuyến nghị chính phủ nước này thúc giục các quốc gia khác tiến hành các cuộc điều tra và xác định độc lập, đồng thời thực hiện các hành động chung để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm.

Tự do tín ngưỡng tôn giáo là một quyền cơ bản của con người, cũng là nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vào năm 1998. Sau khi Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1999, ĐCSTQ đã bị liệt vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp tự do tôn giáo.

Tiếu Nhiên/ Vision Times
Xem thêm: