Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã khiến gần 3.000 người thiệt mạng, 20 năm sau, Cục Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã dùng phương thức đặc thù của mình để kỷ niệm ngày này.

p3004321a444469287
Hình ảnh chụp thành phố New York sáng ngày 11/9/2001 (Ảnh: NASA)

Trong hình ảnh vệ tinh mà NASA cung cấp, 2 máy bay bị cướp khống chế đã đâm vào Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, từ trên bầu trời có thể nhìn thấy được khói bốc lên cuồn cuộn ở Manhattan. NASA cũng tiết lộ một đoạn nói chuyện của các phi hành gia đã chứng kiến ​​sự kiện 11/9 trong không gian.

“Vụ tấn công ngày 11/9/2001 là một thảm kịch quốc gia, dẫn đến thiệt hại kinh ngạc về nhân mạng và những thay đổi lớn trong văn hóa Mỹ. Hàng năm, chúng ta đều nhớ đến ngày này. Ngoài việc tưởng nhớ những người Mỹ đã thiệt mạng vào ngày hôm đó, tại New York, NASA còn hỗ trợ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang và tưởng nhớ các nạn nhân bằng cách cung cấp cho gia đình những người đã khuất lá cờ Mỹ tung bay trên tàu con thoi”, NASA viết trong một thông cáo báo chí.

Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, phi hành gia Frank Culbertson đang ở trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), ông là người Mỹ duy nhất trong phi hành đoàn. NASA cũng chia sẻ những bức ảnh và hồ sơ về thành phố New York mà ông chụp được từ không gian.

Khi Trạm Vũ trụ bay qua bầu trời New York, ông bắt đầu dùng máy ảnh để chụp lại thời khắc lịch sử. 

Ông Frank Culbertson viết: “Cột khói dường như nở ra một cách kỳ lạ và tỏa về phía nam thành phố. Sau khi đọc được một bản tin mà tôi vừa mới nhận được, tôi tin rằng đó là New York mà chúng tôi nhìn được trước khi tòa tháp thứ hai sụp đổ hoặc sụp đổ không lâu. Nó thật đáng sợ ….”

Ông nói: “Nhìn thấy vết thương của quốc gia mình bốc ra khói đặc từ một vị trí thuận lợi kỳ diệu như vậy, thật sự quá đáng sợ. Dù bạn là ai, trên con tàu vũ trụ chuyên dụng để cải thiện sự sống trên Trái đất, tâm hồn bạn sẽ bàng hoàng khi chứng kiến ​​sự sống bị hủy diệt bởi hành vi cố ý và đáng sợ như vậy.”

NASA chỉ ra, sau vụ tấn công, cơ quan này đã hợp tác với FEMA để cho máy bay chở các cảm biến bay qua các khu vực bị ảnh hưởng nhằm tìm kiếm các chất ô nhiễm trong không khí, đồng thời sử dụng các nguồn vệ tinh để giám sát từ trên không.

Để kỷ niệm ngày này, NASA đã treo gần 6.000 lá cờ Mỹ 4×6 inch trong chuyến bay của Tàu con thoi Endeavour vào tháng 12/2001 để tưởng nhớ các nạn nhân. Vào mùa hè năm sau, những lá cờ này sẽ được phân phát cho gia đình các nạn nhân.

Ngoài ra, NASA cũng sử dụng nhôm thu hồi từ Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới bị phá hủy (có hình lá cờ Mỹ) cho các công cụ mài đá của xe tự hành Spirit và Opportunity trên sao Hỏa.

Năm 2011, lá cờ của Sân bay Vũ trụ Florida đã được may vào lá cờ Mỹ, được gọi là “Cờ quốc gia 11/9”, sau vụ tấn công nó được vào bảo tàng gần Trung tâm Thương mại Thế giới. 

Phi hành gia viết hồi ức vào ngày thứ hai sau sự kiện 11/9 

Phi hành gia Frank Culbertson đã viết lại những ký ức của mình về sự kiện 11/9 cách đây 20 năm vào ngày thứ hai sau khi vụ việc xảy ra. Dưới đây là bản dịch bức thư được NASA tiết lộ trên trang web.

19:34 ngày 21/9/2001

Trong tháng tôi ở đây, tôi đã không viết nhiều về chi tiết cụ thể của nhiệm vụ này. Có hai lý do chính: Thứ nhất, tôi hiếm khi có thời gian để viết kiểu này; thứ hai, vì tôi không chắc về việc mình sẽ có cảm thụ thế nào khi tôi chia sẻ suy nghĩ của mình cho người nhà và bạn bè ở các nơi khác trên thế giới. 

Những gì tôi nói hoặc làm quá nhỏ bé so với sự chấn động của những gì đã xảy ra trên đất nước chúng tôi hôm nay khi nó bị tấn công… bởi kẻ nào đó? Những tên khủng bố là tất cả những gì chúng tôi biết, tôi đoán vậy. Thật khó để biết nên trút nỗi sợ hãi và sự giận dữ vào ai…

Sáng nay tôi vừa hoàn thành một số nhiệm vụ, mất thời gian nhất chính là các bài kiểm tra sức khỏe của tất cả thành viên phi hành đoàn. Trong một cuộc nói chuyện riêng sau đó, bác sĩ cho phi hành đoàn đã nói với tôi rằng họ đang có một ngày thật tồi tệ trên mặt đất. Tôi không biết gì…

Khoảng 9 giờ, ông ấy miêu tả cho tôi về tình hình rõ nhất mà ông hiểu được. Mới đầu tôi kinh ngạc đến ngây người ra, sau đó là sợ hãi. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là đây không phải là một cuộc nói chuyện thực sự, tôi vẫn đang nghe băng ghi âm của Tom Clancy. Ở quốc gia chúng tôi, vụ tấn công quy mô như thế này gần như không thể xảy ra. Tôi không cách nào tưởng tượng thêm các chi tiết, thậm chí trước khi bắt đầu tin tức về sự hủy diệt tiếp theo xảy ra.

Vladimir đến đây từ sớm và cảm thấy đang thảo luận một số sự việc rất nghiêm trọng. Tôi cũng vẫy tay gọi Michael vào khoang. Họ cũng ngạc nhiên và sốc. Sau khi chúng tôi ký tên, tôi đã cố gắng hết sức để giải thích cho Vladimir và Michael về quy mô tiềm ẩn của hành động khủng bố này ở trung tâm thành phố Manhattan và Lầu Năm Góc. Họ hiểu rất rõ và cũng rất đồng tình.

Tôi liếc nhìn bản đồ thế giới trên máy tính, muốn biết rằng chúng tôi ở chỗ nào trên thế giới, và nhận thấy rằng chúng tôi đang từ Canada đi về phía nam, sau vài phút là sẽ đi qua New England. Tôi lượn một vòng quanh trạm cho đến khi tôi tìm thấy một cửa sổ có thể quan sát quang cảnh của Thành phố New York, và lấy chiếc máy ảnh gần nhất. Tình cờ nó lại là một chiếc quay phim, và tôi nhìn về phía nam từ cửa sổ cabin của Michael.

Cột khói dường như nở ra một cách kỳ lạ và tỏa về phía nam thành phố. Sau khi đọc một bản tin mà chúng tôi vừa nhận được, tôi tin rằng chúng tôi đang quan sát New York trước hoặc sau khi tòa tháp thứ hai sụp đổ không lâu. Thật kinh khủng…

Tôi dịch chuyển máy ảnh dọc theo bờ biển phía nam sang phía đông để xem liệu tôi có thể nhìn thấy bất kỳ đám khói nào khác xung quanh Washington hay bất kỳ nơi nào khác hay không, nhưng không thấy gì cả.

Thật khó để nghĩ về công việc sau đó, mặc dù chúng tôi có một số việc phải làm, nhưng trên quỹ đạo tiếp theo, chúng tôi băng qua vùng phía nam xa xôi của nước Mỹ. Cả ba chúng tôi đang sử dụng một hoặc hai máy ảnh để cố chụp khung cảnh New York hoặc Washington. Có một đám mây mù bao trùm trên bầu trời Washington, nhưng không nhìn được nguồn gốc cụ thể của nó đến từ đâu. Từ hai đến ba trăm dặm, tất cả những điều này dường như không thể tin được. Tôi không thể tưởng tượng được khung cảnh thảm thương xảy ra trên mặt đất.

Ngoài tác động tinh thần từ việc quốc gia chúng ta bị tấn công và hàng nghìn công dân cùng một số bạn bè bị sát hại, một cảm giác mang tính áp đảo đó là nơi mà tôi ở bị cô lập.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: