Ngày 15/5 vừa qua, tờ National Post đã đăng tải ý kiến của các chuyên gia kêu gọi Canada cấm vận các quan chức Trung Quốc theo đạo luật Magnitsky, một đạo luật được nước này ban hành 18 tháng trước, với nhiều quy định về các biện pháp trừng phạt những quan chức nước ngoài tham nhũng và lạm dụng nhân quyền.

Theo ước tính đã được Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch công nhận, Trung Quốc hiện đang giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung, nhằm xóa bỏ ngôn ngữ và tín ngưỡng của họ. Cộng đồng quốc tế gọi đây là một cuộc “diệt chủng văn hóa”.

Bắc Kinh cũng đã giam giữ một nhà ngoại giao và doanh nhân người Canada trong điều kiện khắc nghiệt. Đồng thời, chính quyền này vẫn luôn bắt nhốt nhiều nhà bất đồng chính kiến trong các “hắc lao”.

Trên đây đều là những hành vi có thể bị đạo luật Magnitsky của Canada được ban hành 18 tháng trước trừng phạt. Tuy nhiên, National Post cho hay, chưa hề có quan chức Trung Quốc nào bị Canada tuyên bố cấm vận sử dụng đạo luật này. Hiện danh sách cấm vận của Canada bao gồm 30 người Nga, 19 quan chức Venezuela, 3 người từ Nam Sudan, 1 nhà lãnh đạo ở Myanmar và 17 công dân Ả Rập Saudi có liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.

Một số chuyên gia đang nỗ lực kêu gọi chính phủ Canada thay đổi thái độ đối với Trung Quốc và cấm vận các quan chức nước này.

“Tối thiểu chúng ta cần phải làm như vậy”, Errol Mendes, giáo sư luật của Đại học Ottawa chia sẻ, “Việc đó chắc chắn sẽ dẫn tới sự trả đũa của Trung Quốc, nhưng chúng ta phải trả cái giá đó nếu muốn giữ lời hứa của mình sau Thế chiến thứ hai – rằng chúng ta sẽ không bao giờ một lần nữa thờ ơ trước những cuộc diệt chủng.”

Trong một bài viết về tình trạng người Duy Ngô Nhĩ vào đầu tháng 5 vừa qua, Human Rights Watch cũng khuyến khích các chính phủ trên thế giới sử dụng đạo luật Magnitsky cùng các chế tài khác để trừng phạt quan chức Bắc Kinh.

Quốc hội Anh: Đại diện người Duy Ngô Nhĩ báo động về tội ác thu hoạch nội tạng
Hình ảnh một trại tập trung mới được ĐCSTQ xây dựng để giam giữ người Duy Ngô Nhĩ. Hình ảnh được BBC cung cấp trong một phóng sự điều tra năm 2018.
Quốc hội Anh: Đại diện người Duy Ngô Nhĩ báo động về tội ác thu hoạch nội tạng
Human Right Watch đưa tin về việc ĐCSTQ thu thập dữ liệu DNA, máu của dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ.

Duy Ngô Nhĩ không phải là nhóm người duy nhất bị đàn áp trên diện rộng tại Trung Quốc. Tờ National Post cho biết, vào tháng 12/2018, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chrystia Freeland của Canada đã nhận được danh sách 14 tên của những quan chức phải chịu trách nhiệm chính cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã diễn ra kể từ năm 1999 tại Trung Quốc.

“Đây là một tình huống mà Magnitsky được thông qua để sử dụng”, ông Irwin Cotler, một luật sư nhân quyền hàng đầu ở Montreal, cựu bộ trưởng tư pháp liên bang, cho biết.

“Nếu các lãnh đạo Trung Quốc không tự chịu trách nhiệm… thì ít nhất tại Canada, chúng ta cần cấm visa, tịch thu tài sản của họ, hay làm những việc tương tự.”

Biện pháp trừng phạt này không chỉ là một cảnh báo thuần túy về đạo đức, bởi theo các chuyên gia, có nhiều bằng chứng cho thấy các quan chức Trung Quốc cấp cao rất có thể đã chọn Canada làm điểm đến và là nơi tích trữ tài sản. Đơn cử như chị gái ông Tập Cận Bình, bà Tề Kiều Kiều, là một nữ doanh nhân giàu có từng sống ở Canada.

Các nhà lãnh đạo Canada dường như từ lâu đã lớt phớt các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, vì lo sợ tổn hại tới mối quan hệ thương mại lớn thứ hai của quốc gia. Tuy nhiên, phản ứng dữ dội của Trung Quốc đối với vụ bắt giữ Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Huawei, Mạnh Vãn Châu, đã dẫn đến lời kêu gọi lập trường cứng rắn hơn.

“Tôi nghĩ rằng người Canada muốn chính phủ của họ không hèn nhát”, ông Charles Burton, một nhà ngoại giao từng làm việc ở Bắc Kinh, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc của Đại học Ontario, chia sẻ.

Ông Burton cho biết thêm, biện pháp trừng phạt nhắm vào các cá nhân cụ thể sẽ mang lại tác động đáng kể, bởi dòng tiền từ Trung Quốc chảy vào Canada đã được nắm rõ, theo ghi chép chặt chẽ và số liệu từ chính phủ Canada.

Canada không phải là nước duy nhất cân nhắc đến việc sử dụng đạo luật Magnitsky. Cuối tháng 11/2018, lần đầu tiên một dự luật được một nhóm các nghị sĩ Mỹ từ cả Thượng viện và Hạ viện đưa ra, hướng tới việc cấm vận Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Dự luật (xem tại đây) được dân biểu Chris Smith, đồng chủ tịch của Ủy ban Điều hành Quốc hội về Vấn đề Trung Quốc (CECC), đại diện đưa ra, yêu cầu chính phủ Mỹ cấm vận các thành viên chính phủ Trung Quốc, các thành viên của ĐCSTQ, bí thư ĐCSTQ tại Tân Cương, cùng các quan chức có liên quan tới việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Ngoài thương chiến, Trung Quốc sẽ đối diện với nguy cơ cấm vận vì tội ác diệt chủng
Ông Chris Smith, đồng chủ tịch của Ủy ban Điều hành Quốc hội về Vấn đề Trung Quốc (CECC).

Bên cạnh đó, đầu tháng 12, sau khi có thông tin về việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục bắt giữ hàng loạt người tập Pháp Luân Công tại Đông Bắc, ông Chris Smith cũng phát biểu: “Những nỗ lực không ngừng của chính phủ Trung Quốc và ĐCSTQ nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công là một vết đen trong lịch sử Trung Quốc đương đại. Nhu cầu của ĐCSTQ trong việc kiểm soát ngay cả ý thức của người Trung Quốc đã dẫn đến những vụ vi phạm nhân quyền đáng sợ, tra tấn, tùy tiện giam giữ, và thu hoạch nội tạng.”

Được biết, mới đây, Úc và Liên minh Châu Âu đã tham gia cùng Anh, Mỹ, Canada, Estonia, Latvia và Lithuania để dự lập một đạo luật Magnitsky quốc tế. Đạo luật này sẽ cho phép chính phủ các nước có thể đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp cấm vận các quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Minh Nhật

Xem thêm: