Tổ chức an ninh lớn nhất thế giới đang xem xét liệu họ có nên từ bỏ hoạt động bên ngoài lãnh thổ NATO hay không khi cân nhắc đến các tác động xã hội của việc Mỹ rời khỏi Afghanistan, tờ Newsweek đưa tin hôm 21/10.

Embed from Getty Images

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói trước cuộc họp ở Brussels tuần này: “Cách thức chấm dứt hoạt động lớn nhất từng được triển khai này của tổ chức [ở Afghanistan] cho thấy thách thức của các nỗ lực như vậy không nên bị xem nhẹ.”

Năm 2003, NATO dẫn đầu các nỗ lực an ninh quốc tế ở Afghanistan, nhưng đến năm 2014 đã chấm dứt giao tranh để huấn luyện các lực lượng quân sự địa phương nhằm giúp xây dựng quân đội Afghanistan. Tuy nhiên, lực lượng đó đã bị tan rã chỉ sau vài ngày chống cự với lực lượng Taliban.

Một vấn đề của NATO mà ông Stoltenberg chỉ ra là vai trò của của tổ chức trở nên ngày càng phức tạp khi nỗ lực xây dựng lại Afghanistan ngày càng phình to. Nó đã làm thay đổi nhiệm vụ ban đầu của tổ chức là tiêu diệt mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

Tuy vậy, ông cho biết “Chúng ta không nên rút ra kết luận sai lầm về Afghanistan và cho rằng đồng minh của NATO và NATO không nên lại dính líu vào các hoạt động quân sự chống chủ nghĩa cực đoan, hoặc khủng bố.”

 

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nói điều quan trọng rút ra được là nếu chỉ tập trung vào “mục tiêu quân sự thuần tuý” là không đủ, trong khi mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy dân chủ và ổn định một đất nước bị tàn phá bởi nhiều thập kỷ xung đột.

“Nếu bạn theo đuổi điều này với những mục tiêu chính trị lâu dài hơn, có lẽ bạn nên kiên nhẫn thêm 20 năm nữa, và trên hết… bạn phải mô tả mục tiêu bằng những từ ngữ rất cụ thể và thực tế, vì nếu không thì bạn sẽ nhận được điều chúng ta chứng kiến ở Afghanistan. Chúng ta đã đạt được mục tiêu quân sự trong 20 năm, nhưng việc xây dựng đất nước về lâu dài cuối cùng lại thất bại,” bà nói với các phóng viên.

Hiện việc tổng kết lại bài học kinh nghiệm đang được giao cho 30 phó Đặc phái viên quốc gia của NATO, dưới sự lãnh đạo của Trợ lý Tổng thư ký về Hoạt động John Manza. Ông Manza sẽ đệ trình báo cáo đầu tiên của ông lên các Bộ trưởng. Báo cáo cuối cùng sẽ được các Bộ trưởng Ngoại giao NATO thảo luận vào đầu tháng 12.

Ngân Hà (theo Newsweek)

Xem thêm: