Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 đầy hỗn loạn: Gian lận không kiêng nể, bộ tư pháp thờ ơ, đứng ngoài cuộc, quốc hội bị thao túng và dư luận khổng lồ bị đè nén … Hoa Kỳ xưa nay vẫn luôn được coi là một quốc gia dân chủ, với thể chế hoàn chỉnh nhất và được thực thi thành công nhất. Hoa Kỳ cũng được ca ngợi là ngọn hải đăng của nền tự do dân chủ. Ngày nay, sự hỗn loạn mà chúng ta đã quen thuộc ở một số quốc gia hủ bại và độc tài đã được chuyển đến và tái hiện tại Hoa Kỳ chỉ trong một đêm.

shutterstock 1152003071
(Nguồn: Shutterstock)

Mọi người đều bối rối, điều gì đã xảy ra với Hoa Kỳ, hay nền dân chủ có gì sai? Sự khác biệt giữa nước Mỹ dân chủ ngày nay và chế độ chuyên quyền hủ bại là gì? Một nền dân chủ hỗn loạn hay một chế độ độc tài nghiêm khắc, thứ nào tốt hơn hay tệ hơn? Nếu nền dân chủ cũng không đáng tin cậy, liệu chúng ta có còn lối thoát nào khác hay không?

Khi mọi người mâu thuẫn với nhau trong vấn đề được thảo luận này, họ thường bỏ qua một vấn đề cơ bản, là nền dân chủ mà bạn nói rốt cuộc là gì? Vì vậy, vấn đề này được đặt ra, bởi chúng ta đã thấy một hiện tượng thú vị. Khi những người khác nhau nói về dân chủ, dù họ ủng hộ, chỉ trích, hay nghi ngờ nó, thì nền dân chủ mà mọi người đề cập thường không nhất quán với nhau.

Do đó, cuộc thảo luận về dân chủ nên bắt đầu bằng chính bản thân khái niệm này. Từ ý nghĩa ban đầu của nó đến những gì nó đề cập đến ngày nay, từ ý nghĩa mà nó đại diện, đến hình thức mà nó thể hiện. Chỉ khi làm rõ từng khái niệm, mới có thể thấy được gốc rễ của vấn đề.

1. Chế độ dân chủ trong quá khứ và hiện tại

Dân chủ thường được coi là có nguồn gốc từ các thành bang Hy Lạp cổ đại. Mặc dù người ta tin rằng nền dân chủ đã tồn tại ở một số bộ lạc trước đó, nhưng đối với thế hệ sau, đại diện duy nhất của nền dân chủ Hy Lạp cổ đại là nền dân chủ Athens.

Trở lại Athens từ năm 508 trước Công nguyên đến năm 323 trước Công nguyên, hội đồng công dân là cơ quan quyền lực cao nhất. Mỗi năm có ít nhất 40 đại hội công dân, mỗi đại hội có ít nhất 6.000 người. Các phương án và kế hoạch khác nhau được xác định dựa trên đa số phiếu bầu trong đại hội. Kiểu dân chủ này được gọi là dân chủ trực tiếp, hay còn gọi là dân chủ tham gia. Đây là nền dân chủ thời cổ đại.

Nền dân chủ ngày nay rất khác với nền dân chủ thời xưa. Nền dân chủ ngày nay là nền dân chủ gián tiếp hay còn gọi là nền dân chủ đại diện. Mô hình dân chủ này không bao gồm tất cả công dân trực tiếp tham gia biểu quyết, mà công dân bầu ra người đại diện của mình, thay mặt họ nắm quyền. Tại sao nền dân chủ gián tiếp và nền dân chủ đại diện ngày nay lại rất khác với nền dân chủ trực tiếp và nền dân chủ tham gia thời cổ đại? Đó không chỉ là sự khác biệt về hình thức và cách thức hoạt động, mà các khái niệm chính trị được nhấn mạnh bởi cả hai bên cũng hoàn toàn trái ngược nhau.

Dân chủ trực tiếp và dân chủ tham gia đều nhấn mạnh rằng mọi công dân đều trực tiếp thực hiện quyền lực. Mặt khác, dân chủ gián tiếp và dân chủ đại diện cho rằng cách tiếp cận như vậy là ngây thơ, không thực tế, thậm chí còn rất nguy hiểm. Vì vậy, việc có một vài người đại diện cho đa số công dân nắm quyền mới là một cách làm đúng đắn.

Nhưng, vào thời điểm đó, nền dân chủ đại diện không tự gọi mình là một nền dân chủ, mà là một nền cộng hòa. Trên thực tế, cho đến thế kỷ 18, trong giới học thuật và chính trị, thuật ngữ dân chủ luôn được sử dụng như một từ mang nghĩa xấu, ám chỉ nền dân chủ trực tiếp theo kiểu Athens.

Trước đó chúng tôi đã đề cập rằng Hoa Kỳ được coi là một nền dân chủ thành công. Kỳ thực, gọi Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ là phát minh của các thế hệ sau. Vào thời những người cha lập quốc, dân chủ chắc chắn là một thuật ngữ mang nghĩa xấu. Những vị quốc phụ cho rằng thể chế mà họ đã tạo ra, là một nền cộng hòa, chứ không phải là một nền dân chủ.

Vào thế kỷ 19, giới học thuật bắt đầu thay đổi. Mặc dù nền dân chủ Athens cổ đại đã không còn tồn tại từ lâu, và nền dân chủ gián tiếp của thể chế đại diện đã trở thành hình thức dân chủ duy nhất, nhưng vẫn còn một số lúng túng trong tên gọi của nó.

Dân chủ theo chế độ đại diện là thể chế do một số ít người thống trị, mà trước đây gọi là chuyên chế. Không ai muốn nói rằng đây là một chế độ chuyên quyền, nhưng nó lại không hề giống với nền dân chủ Athens chút nào. Cho đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lý thuyết dân chủ tinh anh đã xuất hiện, và cố gắng đưa ra lời giải thích cho tình huống đáng xấu hổ này.

Lý thuyết dân chủ tinh anh đặt nền dân chủ và giới tinh hoa ngang hàng nhau trong tên gọi của nó. Nhưng trong chế độ dân chủ cổ điển, hai thuật ngữ này lại đối đầu nhau như nước với lửa. Bởi nền dân chủ cổ điển của toàn dân tồn tại nhằm phá vỡ quyền lực cá nhân và độc quyền của thiểu số. Nhưng trong lý thuyết dân chủ tinh anh, hai từ này đã trở nên hợp lý. Đó là: Chúng ta vẫn là dân chủ, nhưng giới tinh hoa như các chính trị gia chuyên nghiệp và các chuyên gia lại thay mặt nhân dân nắm quyền.

Tuy nhiên, mặc dù các nhà lý thuyết dân chủ tinh hoa sử dụng dân chủ làm danh nghĩa của họ, nhưng hai từ “tinh hoa” vẫn khiến người ta liên tưởng đến chính trị quý tộc và chế độ quyền lực tập trung trong lịch sử. Hơn nữa sự liên tưởng này không chỉ là một sự liên quan trên bề mặt. Trên thực tế, từ thực tế là thiểu số cai trị đa số, người ta thấy rằng nền dân chủ tinh anh về bản chất rất gần với sự cai trị của quý tộc hay chế độ quyền lực tập trung. Nó sớm đã hoàn toàn trái ngược cả vạn dặm so với  nền dân chủ toàn dân Athens.

Đến giữa thế kỷ trước, ông định nghĩa thẳng thừng hơn rằng dân chủ là một phương pháp, một phương pháp làm thế nào để sản sinh ra một chính phủ quyền lực và chuyên quyền. Đây có lẽ là thời điểm rạn nứt triệt để nhất giữa nền dân chủ hiện đại và nền dân chủ cổ điển. Ngoài tên gọi giống nhau, cả hai đều không có chút ý nghĩa kế tục nào.

Công thức của ông Joseph Schumpeter, gồm cả lý thuyết về nền dân chủ tinh anh, vẫn luôn bị một số nhà dân chủ bác bỏ. Nhưng thực tế là nền dân chủ mà chúng ta thấy ngày nay được cai trị bởi một số ít người và họ đều là những chuyên gia, chính trị gia chuyên nghiệp. Sự tham gia của quảng đại quần chúng chỉ rất hạn chế trong việc lựa chọn giữa một số đảng phái chính trị hoặc các ứng cử viên. Mọi người đã quen gọi thể chế này là dân chủ. Từ quan điểm này, mô tả của ông Joseph Schumpeter về nền dân chủ hiện đại lại trung thực hơn.

Cho đến nay, một trong những kết luận của chúng ta là nền dân chủ cổ điển và nền dân chủ hiện đại về cơ bản là đối lập nhau. Vì vậy, khi chúng ta ủng hộ hay chỉ trích dân chủ, trước hết chúng ta phải làm rõ hình thức dân chủ mà mình đang nhắm tới.

2. Dân chủ có cả ưu điểm và nhược điểm

Sau khi làm rõ chế độ dân chủ trong quá khứ và hiện tại, chúng ta mới có thể thảo luận riêng về hai nền dân chủ khác nhau này.

Ưu điểm của nền dân chủ cổ điển là tránh được việc tập trung quyền lực vào tay một bạo chúa.

Nhưng loại hình dân chủ này cũng bị chất vấn và chỉ trích dậy sóng vì những khuyết điểm của nó.

Trước hết, thể chế này cồng kềnh và kém hiệu quả. Ví dụ, Đại hội công dân Athens yêu cầu ít nhất 6.000 người tham dự, thì ngày nay chúng ta không thể tưởng tượng được cảnh 6.000 người cùng nhau thảo luận các vấn đề. Nhưng chúng ta biết rằng ngay cả khi thể chế này đã tồn tại, ngày nay chúng ta cũng rất khó gây dựng lại thể chế này.

Thứ hai, thể chế này nhấn mạnh một cách mù quáng việc phân phối quyền lực một cách bình đẳng và né tránh quyền cá nhân, nhìn thì có vẻ công bằng nhưng thực tế lại không chuyên nghiệp. Ví dụ, Tòa án Nhân dân Athens gồm hơn 200 công dân. Những người này không phải là thẩm phán chuyên nghiệp, không phải là luật sư hay những người có chuyên môn pháp lý. Họ đã ngồi trước tòa như thế nào? Phán quyết được quyết định bằng cách rút thăm giữa những người dân thường! Điều này phi lý chẳng khác nào dùng đầu bếp làm thợ hồ và tìm bác sĩ sửa điều hòa.

Cuối cùng, khía cạnh khó khăn nhất của thể chế này là sự chuyên chế không thể tránh khỏi của đa số. Một ví dụ rất nổi tiếng về phương diện này là việc Aristides bị lưu đày. Vào thời điểm đó, để duy trì chế độ dân chủ và tránh hình thành quyền lực cá nhân, người Athens đã phát minh ra phương pháp lưu đày bằng gốm. Nghĩa là tên của những ứng viên bị lưu đày được viết trên những mảnh gốm, ai được nhiều phiếu bầu nhất sẽ bị lưu đày.

Những người bị lưu đày phải rời khỏi thành phố và chỉ được trở về Athens sau khi mãn hạn. Ông Aristides là một chính trị gia và nhà chiến lược quân sự nổi tiếng ở Athens. Khi đó, một người dân mù chữ đã nhờ ông viết giúp dòng chữ Aristides lên đồ gốm. Lý do ông ấy muốn đuổi Aristides không phải vì Aristides đã làm gì sai. Ông ấy thậm chí còn không biết Aristides. Lý do ông ấy làm vậy chỉ là ông không thích luôn phải nghe ai đó ca ngợi Aristides là một người ngay chính.

Sự chuyên chế của đa số không coi đạo đức là tiêu chí hàng đầu, mà coi cá nhân hay tập thể mới là tiêu chí hàng đầu. Một vụ án sai sẽ được thông qua miễn là số đông đồng ý và số đông cùng mắc sai lầm. Một người ngay thẳng, thậm chí là một người cao thượng, sẽ luôn có nguy cơ bị trục xuất vì uy tín của mình. Sự nghi ngờ cao độ và phủ nhận tuyệt đối quyền lực cá nhân này cuối cùng đã dẫn đến chủ nghĩa vô chính phủ.

Hãy nhìn lại nền dân chủ hiện đại. Ưu điểm của nền dân chủ hiện đại là tránh được những khuyết điểm của nền dân chủ cổ điển, trở nên tinh gọn, hiệu quả và chuyên nghiệp. Đồng thời cũng khiến sự chuyên chế của đa số trở nên không thể thực hiện được.

Về nhược điểm của nền dân chủ hiện đại, bởi nền chính trị tinh hoa hiện đại, nền chính trị quý tộc cổ đại và chế độ quyền lực tập trung, xét về bản chất đều là chế độ độc tài của một số ít người, dưới các hình thức khác nhau trong các thời đại khác nhau. Cho nên sự nghi ngờ và lo lắng của người dân về thể chế độc tài có thể được áp dụng cho chế độ dân chủ tinh hóa hiện đại.

Đến đây, kết luận thứ hai của chúng ta là nền dân chủ cổ điển và nền dân chủ hiện đại đều có cả ưu điểm và nhược điểm.

Mời xem tiếp Phần 2 tại đây.

Tống Tử Phượng, Vision Times

Xem thêm: