Một nghị sĩ Hoa Kỳ nhận định, toàn thế giới cần phải nhận thức rõ hơn về cuộc bức hại kéo dài hai thập kỷ qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên Pháp Luân Công tại quốc gia này.

Embed from Getty Images

Trong một cuộc phỏng vấn, Dân biểu Cộng hòa Scott Perry (tiểu bang Pennsylvania) đã nêu rõ thực trạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị chính quyền nhằm mục tiêu vào để cưỡng bức mổ cướp nội tạng, điều này “khủng khiếp đến mức khó tưởng tượng được”. Do đó, cần phải hành động để ngăn chặn cuộc bức hại này.

“Tôi nghĩ rằng, bản thân chính quyền và Quốc hội [Hoa Kỳ] đều có vai trò to lớn và có thể làm được nhiều điều. Không thể lãng phí thời gian thêm nữa,” ông Perry nói với NTD hôm 13/7.

Ông khẳng định: “[Vì] mỗi ngày trôi qua lại có thêm nhiều người bị tra tấn, và điều đó đang khuyến khích ĐCSTQ tiếp tục làm những việc mà họ đã làm trong quá khứ mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.”

p2942461a900298312 ss
Vào ngày 16/5/2019, khoảng mười ngàn học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Công viên Liên Hợp Quốc ở Manhattan, New York để tham gia một cuộc mít-tinh, sau đó diễu hành trên khắp Manhattan. (Nguồn: Minghui.net).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện tinh thần bao gồm các bài tập thiền định và một số bài thuyết giảng về đạo đức dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Môn tu luyện này đã lan truyền rộng rãi tại Trung Quốc với tối thiểu 70 triệu người theo tu tập vào cuối những năm 1990, theo ước tính chính thức của chế độ Trung Quốc vào thời điểm đó.

Xuất phát từ tâm lý sợ hãi trước sự thịnh hành và phổ biến của môn tu luyện này, vào ngày 20/7/1999, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Kể từ đó, hàng triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị sa thải, đuổi học, bỏ tù, tra tấn hoặc bị sát hại chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị cưỡng bức mổ cướp nội tạng. Và các cơ quan tạng quan trọng của họ sau đó được bán tại thị trường cấy ghép của Trung Quốc. Vấn nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng của chế độ cộng sản đã bị các nhà lập pháp liên bang và tiểu bang Hoa Kỳ lên án gay gắt. Thượng viện đã thông qua một nghị quyết hồi tháng 6, trong đó mô tả hành vi này là “giết người.”

Ngày 20/7 năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 22 năm cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Dân biểu Perry gọi chế độ Trung Quốc là “tổ chức tội phạm toàn trị”, đồng thời cho rằng Hoa Kỳ có thể thực hiện một số hành động để buộc chế độ Trung Quốc chấm dứt các vi phạm nhân quyền, bao gồm cả cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng.

Cũng theo ông Perry, những hành động này bao gồm: Áp dụng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức ĐCSTQ, trục xuất các nhà ngoại giao Trung Quốc khỏi Hoa Kỳ, hoặc từ chối cho Trung Quốc tiếp cận thị trường tài chính Hoa Kỳ.

“Chúng ta phải nói rằng [hành động của họ] sẽ có những hệ quả [nhất định]. Sẽ có hình phạt, sẽ có hình phạt về kinh tế, hình phạt về ngoại giao, và cũng sẽ có những hệ quả về danh tiếng. Đây là tất cả những điều chúng ta có thể làm và nên làm ngay lập tức,” ông Perry nhần mạnh.

Ngày 12/5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông Dư Huy (Yu Hui), cựu giám đốc của một cơ quan Trung Quốc được giao nhiệm vụ đặc biệt trong việc đàn áp Pháp Luân Công. Trước đó, trong năm 2020, vào ngày Nhân quyền Quốc tế 12/10, cựu Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cũng từng tuyên bố chế tài 17 quan chức Trung Quốc tham gia xâm phạm nghiêm trọng nhân quyền, trong đó có cảnh sát ĐCSTQ Hoàng Nguyên Hùng (Huang Yuanxiong) tham gia bức hại Pháp Luân Công.

Ông Perry nói thêm, các quốc gia khác cũng nên có những hành động tương tự, dần dần “cô lập ĐCSTQ và buộc họ đưa ra lựa chọn.”

Theo dân biểu tiểu bang Pennsylvania, một điều quan trọng không kém là mỗi cá nhân cũng đều có thể đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công. “Tất cả chúng ta có thể thực hiện các hành động cá nhân bằng cách lên tiếng về những điều này, nói rõ cho hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh… của chúng ta biết.”

Minh Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: