Tháng 2 vừa qua, một báo cáo điều tra của Thượng viện Úc về các vấn đề mà cộng đồng người nhập cư phải đối mặt đã khuyến nghị chính phủ Úc nên nâng cao nhận thức về Đường dây nóng An ninh Quốc gia. Báo cáo cho rằng sự can thiệp của nước ngoài đến các cộng đồng tại Úc, đặc biệt là từ chế độ Trung Cộng, là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm.

“Thật không may, một số nhân chứng không cảm thấy đủ an toàn để đưa ra bằng chứng trước công chúng”, Thượng nghị sĩ Kimberley Kitching cho biết khi chuyển báo cáo lên Thượng viện Úc. “Chúng tôi nghe một số người làm chứng qua video vì họ quá sợ hãi trước những kinh nghiệm trong quá khứ với chế độ hoặc họ lo sợ cho gia đình của họ, cho dù gia đình đó ở đây hay ở quốc gia quê hương.”

“Chế độ ở đây, là Đảng Cộng sản Trung Quốc”, bà Kimberley nói.

Bà Kitching cũng nhận xét rằng việc thương mại với Trung Quốc đã khiến chính phủ Úc im lặng trước những tội ác tàn bạo của Trung Cộng, tuy nhiên thế hệ trẻ Úc đang đứng lên chống lại điều đó.

Bà Kitching cho rằng Úc nên “Đội ơn Chúa” vì điều đó, và bà cầu nguyện rằng “tiếng nói của giới trẻ Úc ngày càng vang xa hơn, xa hơn, và xa hơn nữa”.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times, Thượng nghị sĩ Eric Abetz bình luận rằng việc người [nước ngoài đã nhập quốc tịch] Úc e ngại đưa ra bằng chứng phục vụ cuộc điều tra của Quốc hội cho thấy nhu cầu cấp thiết phải nâng cao nhận thức về Đường dây nóng An ninh Quốc gia để bảo vệ cộng đồng người nhập cư của Úc và “đưa ra ánh sáng” các hoạt động can thiệp của nước ngoài.

Ông Abetz cũng cho rằng minh bạch hóa là giải pháp tốt nhất để vạch trần Trung Cộng và sự can thiệp của Đảng này đến các quốc gia khác.

Ông Abetz còn cho biết việc phân biệt Trung Cộng với người dân Trung Quốc là hết sức quan trọng, và việc lên án Trung Cộng không đồng nghĩa với việc tấn công vào người dân Trung Quốc. Do vậy, các học giả và chuyên gia cần lên án tội ác của Trung Cộng.

“Tôi biết người Duy Ngô Nhĩ muốn họ lên án [Trung Cộng]. Tôi biết người tập Pháp Luân Công muốn họ lên án [Trung Cộng]. Tôi biết các Kitô hữu muốn họ lên án [Trung Cộng]. Những phụ nữ [ở Tân Cương] đang bị cưỡng bức triệt sản và cưỡng hiếp [dưới sự đàn áp của Trung Cộng] sẽ muốn chúng ta đứng cùng với họ”, ông Abetz nói.

Embed from Getty Images

Eric Abetz là một nghị sĩ có thái độ cứng rắn về tình trạng nhân quyền của Trung Quốc và đã có nhiều phát biểu rất cứng rắn trước vấn đề này. Ngày 19/11/2019, ông Abetz từng gọi việc thu hoạch tạng do Trung Cộng hậu thuẫn là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và là sự “sụp đổ mọi khái niệm về nhân quyền”.

Ông Abetz nói: “Tôi không lên án người dân Trung Quốc, nhưng tôi lên án chính quyền cộng sản Trung Quốc, một chính quyền độc tài nhốt khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong cái gọi là trại cải tạo. Nhà thờ Kitô giáo đang bị phá hủy và linh mục bị cưỡng bức. Những người theo Pháp Luân Công thì bị bắt, và theo một báo cáo mới nhất, họ phải đối mặt với việc bị lấy nội tạng đem bán, một hành vi lạm dụng nhân quyền cực kỳ tồi tệ.”

Úc và Trung Quốc đã thiết lập một chương trình cải thiện nhân quyền trị giá nhiều triệu USD trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, sự việc rò rỉ tài liệu trấn áp Tân Cương, cùng việc leo thang đàn áp biểu tình Hồng Kông đã khiến chính quyền Úc quyết định đình chỉ chương trình này vào năm 2019.

Minh Nhật tổng hợp

Xem thêm: Nghị sĩ Fiona Bruce: Tội ác thu hoạch tạng “quá khủng khiếp để có thể nhận thức được”

Mời xem video: